Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nghiệp xuất khẩu: “Gồng gánh” khó khăn

Xuất khẩu 9 tháng đầu năm, tăng trưởng tốt, doanh nghiệp gặp ít khó khăn. Tuy nhiên, bước sang quý 4 và đầu năm 2012 tình hình sẽ bất ổn hơn khi doanh nghiệp bị "đuối sức” - đó là khẳng định của ông Nguyễn Thành Biên, Thứ trưởng Bộ Công thương trong Hội nghị Đánh giá tình hình thực hiện xuất khẩu 9 tháng năm 2011 và biện pháp thúc đẩy xuất khẩu năm 2011, ngày 11-10, tại TP. Hồ Chí Minh.

Thiếu đơn hàng


Theo số liệu ước tính của Liên bộ, tổng kim ngạch xuất khẩu 9 tháng đầu năm ước đạt 70 tỷ USD, tăng 35,4% so với cùng kỳ. Mặc dù kim ngạch xuất khẩu tăng nhưng doanh nghiệp xuất khẩu tiếp tục gặp nhiều khó khăn: thiếu đơn hàng, thiếu vốn trong khi lãi suất cao, đối diện tình trạng "rút ruột” container...

Kim ngạch xuất khẩu 9 tháng của ngành dệt may ước đạt 10,5 tỷ USD, tăng 31% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, gần đây kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này đang có dấu hiệu sụt giảm. Theo báo cáo của Hiệp hội Dệt may, hàng năm vào quý 3 số lượng đơn hàng các doanh nghiệp ký được rất lớn. Nhưng hiện nay, các doanh nghiệp lớn, uy tín trên thị trường mới có được đơn hàng sản xuất đến hết năm 2011. Nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ đang rơi vào tình trạng thiếu trầm trọng đơn hàng để sản xuất. Gần đây một doanh nghiệp dệt may có vốn đầu tư nước ngoài tại Hưng Yên cũng lâm vào khó khăn, phải rút về nước. Đại diện một công ty dệt may khẳng định, hiện nay đơn hàng nhiều doanh nghiệp dệt may ký được trong những tháng cuối năm đã giảm tới 15- 20% so với cùng kỳ năm trước. Đơn hàng giảm, đơn giá không thể tăng. Năm 2012, các nước nhập khẩu chính của ngành là Mỹ và EU đang gặp khó khăn về tài chính, dẫn tới người dân cũng phải cắt giảm chi tiêu. Thêm vào đó, để thu hút đơn hàng, các nước như Ấn Độ, Indonesia đã chấp nhận giảm giá, nên các doanh nghiệp của Việt Nam sẽ phải cạnh tranh để có được hợp đồng. Vì vậy doanh nghiệp dệt may còn có thể thiếu đơn hàng sang quý 1 năm 2012.

Doanh nghiệp "khát vốn”

Các doanh nghiệp cho rằng, khó khăn căn cơ nhất hiện nay vẫn là điệp khúc "khát vốn”. Ông Nguyễn Công Hoàng, Phó Tổng giám đốc Công ty Cà phê Việt Nam phân trần, Chính phủ kêu gọi đẩy mạnh xuất khẩu nhưng lại thắt chặt tín dụng. Điều này vô hình trung đã đẩy doanh nghiệp vào thế bị động, thiếu vốn đầu tư cho sản xuất.

Nhận định về nguồn vốn đầu tư, ông Đặng Hoàng Giang, Tổng Thư kí Hiệp hội Điều Việt Nam cho rằng, khủng hoảng kinh tế, doanh nghiệp vừa và nhỏ bị tác động mạnh nhất trong khi nguồn vốn luôn luôn bị phụ thuộc. Chính áp lực từ phía ngân hàng nên không ít doanh nghiệp phải bán thốc, bán tháo sản phẩm với giá thấp để trả nợ ngân hàng. Hậu quả của việc bán giá rẻ làm cho cả thị trường đi xuống, sản phẩm kém chất lượng, mất uy tín. Theo phản ánh của Hiệp hội Điều Việt Nam, các doanh nghiệp ngành điều đang gặp khó khăn về đầu ra; chi phí lãi suất ngân hành trong 8 tháng đầu năm quá cao; chi phí nguyên liệu đầu vào cao cộng với chi phí công nhân cao dẫn đến hiệu quả sản xuất và kinh doanh thấp. Để góp phần giảm bớt khó khăn cho doanh nghiệp, Hiệp hội Điều đề nghị Chính phủ nên có chính sách gia hạn nợ vay cho các khoản thu mua, nhập khẩu nguyên liệu đến hạn từ tháng 9-2011.Đồng thời, hạ lãi suất các khoản đã vay theo mặt bằng lãi suất đã điều chỉnh.

"Rút ruột” container gây thiệt hại nghiêm trọng

Mới đây các doanh nghiệp xuất khẩu lại kêu ca về việc hàng hóa trong container bị "rút ruột” trầm trọng. Hiệp hội Điều thống kê, từ đầu năm đến nay đã bị mất trên 5 ngàn thùng hàng (khoảng 13,24 tấn) tương đương với 2 triệu USD. Tháng 9 vừa qua, hai doanh nghiệp cao su xuất khẩu sang Nga đã bị rút ruột tới gần 40 tấn cao su, trị giá khoảng 4 tỉ đồng. Trước đó có ba doanh nghiệp bị mất hàng kiểu này. Hiệp hội Cao su Việt Nam cho biết, nhiều doanh nghiệp cao su đã thuê giám định độc lập kiểm định ở hai đầu cảng, đồng thời mua bảo hiểm hai chiều xuất và nhập. Thậm chí, doanh nghiệp còn thuê người áp tải hàng từ nhà máy ra đến cảng, giám sát trong quá trình đóng hàng. Tuy nhiên, các container vẫn mất đến hàng chục tấn dù niêm phong kẹp chì nguyên vẹn.

Trước bức xúc của doanh nghiệp về tình trạng mất hàng ông Biên yêu cầu, các doanh nghiệp phải giám sát chặt khi đưa hàng hóa từ kho ra cảng. Chú trọng đến hợp đồng vận tải, nếu xảy ra mất hàng doanh nghiệp phải yêu cầu phía công ty vận tải bồi thường. Các hiệp hội ngành hàng cũng cần phải có tường trình rõ ràng để cơ quan hữu quan tìm hướng giải pháp cho phù hợp.

(Báo Đại Đoàn Kết)

  • Giảm tiền trợ giá xe bus loại 12 chỗ: Doanh nghiệp đi về đâu ?
  • Tỷ lệ doanh nghiệp Việt Nam lạc quan giảm mạnh
  • Vietnam Airlines cân nhắc tham gia hàng không giá rẻ
  • 49.000 doanh nghiệp "chết" trong 9 tháng qua: Vì sao?
  • Viettel “thách thức” đối thủ bằng hệ thống bảo hành
  • Viettel chính thức phát sóng di động tại Mozambique
  • Vì sao IBM chưa mở nhà máy tại Việt Nam?
  • Dạ hội Khoa Tài chính ngân hàng - Đại học Ngoại Thương: “Finance and Banking Night 2011”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao