Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh nhân Nguyễn Đức Đủ: Người tiên phong “chở điện về rừng”

Nếu ngồi đợi vốn ngân sách hoặc vốn của ngành điện để đưa điện về nông thôn và miền núi thì phải mất 20 năm. Năm 2000, Doanh nhân Nguyễn Đức Đủ - giám đốc Cty CP Xây lắp Điện lực Thanh Hoá đã vay 100 tỷ đồng của ngân hàng, chấp nhận chịu lãi hàng năm và đầu tư xây lắp đưa điện về toàn bộ 49 xã nông thôn, vùng cao miền núi của tỉnh Thanh Hoá chỉ trong vòng 3 năm.

Cty CP Xây lắp Điện lực Thanh Hoá từ chỗ thua lỗ, không có việc làm vào năm 1997 tới nay đã trở thành một DN mạnh và có uy tín trong lĩnh vực xây lắp và kinh doanh phân phối điện. Mức tăng trưởng bình quân sản xuất kinh doanh đạt 25-30%/năm.
 
DN này cũng đi tiên phong trong việc tiếp nhận - quản lý và phân phối điện đến nông dân, để nông dân được sử dụng điện với giá trần quy định.

Bắt đầu từ con số 0

Ông Nguyễn Đức Đủ được mệnh danh là người dám làm và dám chịu trách nhiệm. Năm 1989, là thư ký ở văn phòng UBND tỉnh Thanh Hoá, phụ trách theo dõi quản lý xây dựng cơ bản về điện. Những năm 1989, 1990 là giai đoạn đầu của đổi mới, kinh tế còn rất nhiều khó khăn, nhưng anh thư ký Nguyễn Đức Đủ đã đánh bạo với việc đề xuất UBND tỉnh cho thành lập một DN kinh doanh và xây lắp điện - nước. Một tay vừa viết đề án, vừa thuyết trình, xin phép... và Cty Xây lắp điện nước - trực thuộc sở Xây dựng Thanh Hoá ra đời. ông Nguyễn Đức Đủ được thăng chức từ thư ký uỷ ban lên phó giám đốc Cty. Ông Đủ cho biết, cho tới bây giờ, sau hơn 20 năm và DN đã rất lớn mạnh nhưng ông vẫn rất nhớ ngày thành lập Cty chỉ có vẻn vẹn 9,5 triệu đồng của sở Tài chính cho vay để mua vài đồ dùng văn phòng. Vốn liếng "0", công nhân "0", lãnh đạo DN còn phải đích thân đi vay vật tư thiết bị của các Cty bạn về sửa chữa nâng cấp văn phòng rồi tuyển công nhân, xây dựng bộ máy...

Lúc ấy Thanh Hoá chỉ có một Cty điện lực của tỉnh làm nhiệm vụ xây lắp đường dây và trạm biến áp. Tuy chỉ có một DN song Cty này không phải vì thế mà khoẻ mạnh, trái lại đang rất khó khăn. Nợ ngân hàng, nợ công nhân và nhiều công trình đầu tư không thu hồi được vốn khiến DN cận kề phá sản, thế là Tỉnh quyết, sáp nhập hai DN với nhau, Cty Xây lắp Điện lực Thanh Hoá ra đời.

Một DN vừa ra đời cho dù đã có những thành công nhất định song vẫn chưa thực sự mạnh lại được sáp nhập với một DN sắp phá sản, đúng là "hai ông yếu ôm nhau ra gió", còn phó giám đốc Nguyễn Đức Đủ thì được giao nhiệm vụ giám đốc Cty.

Công trình được coi là đáng nhớ nhất thời ấy với doanh nhân Nguyễn Đức Đủ là công trình điện khí hoá xã Phước Vĩnh Đông - Cần Giuộc - Long An mà Cty thắng thầu năm 1997, khi vừa thành lập với 36 km đường dây trung thế và 36 trạm biến áp 1 pha. Công trình hoàn thành đúng tiến độ và chất lượng tốt, được Cty Điện Lực II đánh giá rất cao. Nối tiếp thành công ban đầu này, Cty tiếp tục thi công nhiều công trình kỹ thuật cao và địa hình phức tạp ở miền núi Thanh Hoá như đường dây 35 kV Bá Thước - Quan Sơn; đường dây 35 kV Bá Thước - Mường Lát... Tất cả các công trình đều được hoàn thành đúng tiến độ với chất lượng cao khiến uy tín của Cty cũng nhanh chóng được khẳng định. Và Cty Xây lắp Điện lực Thanh Hoá trở thành một thương hiệu mạnh trong lĩnh vực xây lắp điện trên toàn quốc với hàng loạt công trình lớn từ địa đầu tổ quốc (Hà Giang) tới Quảng Ninh và nhiều Tỉnh phía Nam khác.

Bước đột phá

Vào năm 2000, Thanh Hoá có 11 huyện với hơn 100 xã vùng sâu vùng xa chưa có điện. Nếu chỉ trông vào nguồn vốn của ngành điện hay vốn ngân sách, để đưa điện đến hết 100 xã này với tốc độ 3 xã mỗi năm phải mất tới 30 năm. Như vậy ngành xây lắp điện thì không có việc làm còn nông dân thì chưa biết khi nào mới có điện, chủ trương điện khí hoá nông nghiệp nông thôn biết bao giờ mới thực hiện xong ở Thanh Hoá.

Ông Nguyễn Đức Đủ cho biết, nghĩ mãi, suy đi tính lại, bí quyết cuối cùng để thực hiện được chỉ có cách ứng vốn thi công trước rồi thu lại sau từng năm theo kế hoạch đầu tư vốn của ngành điện. Cty Xây lắp Điện lực Thanh Hoá đã mạnh dạn đề xuất phương án tự đầu tư và tự chịu trách nhiệm với hiệu quả dự án và được Tỉnh, Cty Điện lực I đồng ý. Với 100 tỷ đồng vốn vay ngân hàng chỉ trong 3 năm từ 2000 đến 2003, lưới điện đã phủ tới 49 xã với 356 km đường dây trung thế, 738 km đường dây hạ thế và 123 trạm biến áp. Đây thực sự là một kỳ tích mà trước đó không ai nghĩ có thể hoàn thành trong một thời gian ngắn như vậy. Các vùng sâu vùng xa, rẻo cao Quan Hoá, Bá Thước, Như Xuân... điện lưới quốc gia đã kéo đến tận nơi vào từng thôn bản, giúp bà con cải thiện đời sống, xoá đói giảm nghèo.

Địa bàn rộng, phức tạp, Thanh Hoá có trên 600 xã với 3,8 triệu dân, lưới điện hạ thế nông thôn lại được đầu tư từ những năm 70, 80 đã rất cũ nát lạc hậu. Hệ thống cũ nát khiến tổn thất cao tới 30 - 40% trong khi khả năng cung ứng điện lại hạn chế. Nhều nơi giờ cao điểm, điện sụt áp chỉ còn 60 - 70V không thể sử dụng được. Chính vì vậy, cho dù có điện, nhiều nơi vẫn phải dùng đèn dầu và giá điện bị đội lên rất cao. Cty Xây lắp Điện lực Thanh Hoá lại đột phá một bước mới. đó là đề xuất với UBND tỉnh Thanh Hoá cho Cty tiếp nhận nguyên trạng lưới điện nông thôn ở các xã với điều kiện, Cty cam kết bán điện với giá trần do Chính phủ quy định, người dân chỉ đóng tiền điện mà không phải đóng bất kỳ chi phí nào, kể cả tiền sửa chữa đường dây và thay công tơ. Sau khi triển khai thí điểm tại một huyện, Cty đã đầu tư hơn 40 tỷ đồng và mô hình nói trên đã được nhân rộng ra toàn tỉnh, thu được kết quả bất ngờ. Đến nay, Cty đã tiếp nhận, nâng cấp lưới điện và quản lý bán điện tới 107 xã, 150.000 người dân đã được sử dụng điện theo đúng giá trần của Chính phủ quy định. Tổn thất điện cũng chỉ còn dưới 20% thay vì 40% như trước đây, mỗi năm tiết kiệm hàng chục triệu kWh điện, một con số rất có ý nghĩa trong điều kiện nước ta còn thiếu điện như hiện nay. Điều đáng nói và cũng rất có ý nghĩa là hiện nay Nhà nước đã có chủ trương cho ngành điện quản lý và phân phối điện đến các hộ dân nông thôn, một chủ trương mà Cty Xây lắp Điện Thanh Hoá đã tiên phong triển khai từ nhiều năm nay.

Vững bước phát triển

Bên cạnh đó, Cty cũng không ngừng kiện toàn bộ máy và nâng cao năng lực thi công với hàng loạt công trình lớn nhỏ trên toàn quốc, uy tín của Cty ngày càng nâng cao. Một loạt 6 Cty thành viên cũng được thành lập càng tạo cho Cty Xây lắp Điện lực Thanh Hoá một tầm vóc lớn mạnh.

Tuy nhiên DN muốn phát triển được hơn nữa, một mô hình quản lý phù hợp và khoa học là rất cần thiết, ông Nguyễn Đức Đủ cho biết. Cty Xây lắp Điện lực Thanh Hoá cũng là DN đi đầu ở Thanh Hoá trong việc thực hiện cổ phần hoá DN. Ngay từ năm 1999, Cty đã triển khai cổ phần hoá Cty Bêtông và Xây dựng. Tháng 4/2002 sau khi mua lại Cty thép Thành Thái, Cty Xây lắp Điện lực Thanh Hoá cũng cổ phần hoá ngay Cty này... Và bản thân Cty Xây lắp Điện lực Thanh Hoá cũng được cổ phần hóa vào tháng 8/2002. Cho tới nay, Cty CP Xây lắp Điện lực Thanh Hoá đã có 6 Cty thành viên và hoạt động theo mô hình Cty mẹ - Cty con, các lĩnh vực sản xuất được chuyên môn hoá cao từ tư vấn thiết kế tới thi công và sản xuất vật tư, thiết bị phục vụ các công trình điện, năng lực tài chính của Cty cũng được nâng cao.

Cho tới nay, sau hơn 10 năm đảm nhiệm cương vị giám đốc, Doanh nhân Nguyễn Đức Đủ đã cùng với các cộng sự của mình đưa DN đi hết từ thành công này tới thành công khác. Cty CP Xây lắp Điện lực Thanh Hoá từ chỗ thua lỗ, không có việc làm vào năm 1997 tới nay đã trở thành một DN mạnh và có uy tín trong lĩnh vực xây lắp và kinh doanh phân phối điện. Mức tăng trưởng bình quân sản xuất kinh doanh đạt 25-30%/năm và năm 2008, 2009, trong bối cảnh kinh tế khó khăn Cty vẫn đạt mức doanh thu trên 200 tỷ đồng. Tuy vậy Doanh nhân Nguyễn Đức Đủ cho ràng tài sản lớn nhất mà Cty đang có chính là đội ngũ cán bộ công nhân viên với hơn 700 người với nhiều cán bộ, kỹ sư và công nhân tay nghề cao, lực lượng đã làm nên một Cty Cp Xây lắp Điện lực Thanh Hoá lớn mạnh, uy tín như ngày nay và đang tiếp tục phát triển, chinh phục những thành công mới.

(Theo Minh Giác // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • 180 doanh nghiệp tham gia ILDEX Việt Nam 2010
  • Trung Nam Group tăng đầu tư vào thủy điện và du lịch
  • Giá hạ, nhà máy đường than lỗ
  • Môi trường kinh doanh tại VN ngày càng thân thiện
  • Honda mở đợt kiểm tra xe miễn phí
  • Sữa tranh thủ tăng giá 'chạy trước' chính sách
  • Toyo-Thái chuẩn bị xây dựng nhà máy sản xuất ethanol tại Việt Nam
  • Thêm một website Mỹ muốn rút khỏi Trung Quốc
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao