Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Doanh số khởi sắc, GM hủy kế hoạch bán lại Opel

picture
Logo Opel trên một mẫu xe mang thương hiệu này. GM muốn giữ lại Opel và Vauxhall để duy trì chỗ đứng tại châu Âu - Ảnh: AP.
Hãng sản xuất ôtô General Motors (GM) của Mỹ vừa tuyên bố hủy kế hoạch bán lại cổ phần đa số trong bộ phận Opel tại thị trường châu Âu, bao gồm cả thương hiệu Vauxhall tại thị trường Anh.

Trong tuyên bố về việc hủy kế hoạch bán lại Opel và Vauxhall, GM cho biết, họ đưa ra quyết định này là vì “môi trường kinh doanh đã cải thiện trong mấy tháng qua”, đồng thời cũng do hai thương hiệu này có tầm quan trọng đối với chiến lược toàn cầu của hãng.

Ngày 3/11, GM cho hay, doanh số của hãng trong tháng 10 vừa qua tại thị trường Mỹ đã lần đầu tiên tăng trưởng trong gần 2 năm qua, với mức tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái.

So với tháng 9, mức doanh số tháng 10 là 176.632 xe của GM đã tăng 13%.

So với cùng kỳ năm ngoái, doanh số toàn thị trường ô tô Mỹ hầu như chưa có gì thay đổi. Tuy nhiên, nếu so với tháng 9, thì mức doanh số tháng 10 đã tăng 12%, và mức tăng này được xem là một dấu hiệu nữa khẳng định sự phục hồi trở lại của kinh tế Mỹ.

Vào ngày 10/9, GM đã nhất trí bán hai thương hiệu này cho công ty sản xuất phụ tùng ôtô Magna của Canada.

Ngoài việc chấm dứt ý tưởng cắt bỏ Opel và Vauxhall, GM cho biết giờ đây họ sẽ tìm kiếm sự giúp đỡ từ phía Chính phủ Đức và các nước châu Âu khác dành cho Opel. Bên cạnh đó, GM cũng sẽ “nghiêm túc bắt đầu một chương trình tái cấu trúc các bộ phận tại thị trường châu Âu”.

Tuy nhiên, quyết định hủy kế hoạch bán Opel và Vauxhall của GM có thể gặp phải sự tức giận tại châu Âu, nơi kế hoạch này đã được nâng lên hạ xuống suốt nhiều tháng trời. Đặc biệt, Chính phủ Đức đã cấp khoản vốn vay trị giá 4,5 tỷ Euro (tương đương 6,7 tỷ USD) để giúp Magna hoàn thành thương vụ này.

Phát ngôn viên Ulrich Wilhelm của Chính phủ Đức cho biết, Berlin thấy tiếc vì quyết định của GM, đồng thời tuyên bố, Berlin muốn GM phải trả lại khoản vay 1,5 tỷ USD mà Chính phủ Đức đã đứng ra bảo lãnh để hãng xe Mỹ vay từ các ngân hàng của Đức.

Về phần mình, Magna tuyên bố sẽ tiếp tục hỗ trợ Opel và GM trong thời gian tới.

GM lần đầu nêu ý tưởng bán lại Opel và Vauxhall vào tháng 3/2009, sau đó tới tháng 9 vừa qua thì nhất trí bán lại hai thương hiệu này cho Magna.

Quyết định này được GM đưa ra sau khoản lỗ khổng lồ 30,9 tỷ USD của tập đoàn trong năm 2008 trong bối cảnh doanh số thị trường ô tô toàn cầu lao dốc thê thảm vì suy thoái.

Tuy nhiên, với sự trợ lực tài chính từ phía Chính phủ Mỹ, quá trình bảo hộ phá sản nhanh chóng từ tháng 6-7/2009, GM đã dần phục hồi trở lại. Trong bối cảnh này, GM muốn giữ lại Opel và Vauxhall để duy trì chỗ đứng tại châu Âu.

(Theo Mai Phương // Vneconomy // BBC)

  • Herbalife vào thị trường Việt Nam
  • VinaPhone đưa dịch vụ di động vào cuộc sống
  • HUD tiên phong phát triển khu đô thị mới tại VN
  • Google “nhảy” sang kinh doanh âm nhạc trực tuyến
  • Số phận biểu tượng của hãng hàng không giá rẻ Jetstar Pacific đã được "định đoạt"
  • Tập đoàn siêu thị Tesco ở Anh tự dự báo thời tiết
  • 150 nhà hàng Hà Nội cam kết là “Nhà hàng xanh”
  • Ôtô Hàn Quốc bội thu
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao