Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khởi động lại cổ phần hóa doanh nghiệp lớn

Mobifone là một trong những doanh nghiệp lớn đã được chọn cổ phần hóa trong thời gian sắp tới. Ảnh: Lê Toàn.

Tháng 6-2009 hẳn là cột mốc đáng nhớ của hãng hàng không Jetstar Pacific Airlines (JPA) bởi đây là lần đầu tiên trong lịch sử 17 năm hoạt động, JPA đạt doanh thu 10 triệu đô la Mỹ/tháng, lợi nhuận xấp xỉ 1 triệu đô la Mỹ.

Hơn thế nữa, tháng 7-2009 JPA nâng doanh thu lên 11,3 triệu đô la Mỹ và lợi nhuận 1,5 triệu đô la Mỹ.

Việc JPA bắt đầu kinh doanh có lãi là tín hiệu tích cực, nhưng hãng vẫn cần một thời gian dài để lợi nhuận tích lũy đủ bù đắp những khoản lỗ ảnh hưởng đến vốn trong những năm qua. Người chịu thiệt thòi nhiều nhất trong thời gian JPA làm ăn không có lời chính là Nhà nước bởi đến nay Nhà nước vẫn là cổ đông lớn nhất của hãng.

Đã từ lâu trong giới tài chính có ý kiến đề xuất cổ phần hóa JPA. Bên cạnh việc chọn lựa đối tác chiến lược nước ngoài là tập đoàn Qantas (Úc), hiện đang nắm giữ 27% cổ phần của JPA, việc đa dạng hóa cơ cấu cổ đông, cơ cấu vốn của JPA có thể sẽ giúp công ty phục hồi và phát triển nhanh hơn.

Kinh doanh hàng không là một lĩnh vực đã được Nhà nước xác định sẽ đa dạng hóa sở hữu. Năm ngoái, Chính phủ đã có chủ trương cổ phần hóa Vietnam Airlines, nhưng Nhà nước vẫn nắm giữ cổ phần chi phối. Việc cổ phần hóa những doanh nghiệp tầm cỡ khác của ngành viễn thông như Vinaphone, MobiFone cũng được đề cập nhiều lần.

Tuy nhiên, từ đầu năm đến nay, quá trình chuẩn bị phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) cho những doanh nghiệp đó hầu như không tiến triển. Người ta đổ lỗi cho sự tụt dốc của thị trường chứng khoán, cho sự ế ẩm cổ phiếu, cho thời điểm cổ phần hóa chưa thuận lợi. Nhưng bây giờ, khi chứng khoán đã phục hồi, việc cổ phần hóa các công ty lớn dường như vẫn không nhúc nhích.

Thực ra yếu tố cốt lõi quyết định việc cổ phần hóa đi nhanh hay chậm là xác định giá trị doanh nghiệp vẫn chưa được tháo gỡ. Tâm lý e ngại thất thoát tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp lớn nếu việc định giá diễn ra không đúng đang khiến các cơ quan quản lý nhà nước lâm vào tình thế thụ động. Định giá thấp thì Nhà nước thiệt, định giá cao thì ai mua? Bài học từ IPO Bảo Việt, Vietcombank, Sabeco, Habeco vẫn chưa mất đi tính thời sự của nó.

Cho dù chỉ số VN-Index đã phục hồi 160% so với đáy, thì giá giao dịch cổ phiếu Bảo Việt, Vietcombank vẫn chưa thể trở về mức giá đấu giá thành công bình quân. Cổ phiếu ưu đãi mà người lao động ở Vietcombank được mua sau hơn một năm nắm giữ vẫn là cổ phiếu “bạc đãi”. Công thức giữ nguyên phần vốn nhà nước tại những doanh nghiệp đã IPO nói trên, và phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn, trong đó phát hành một tỷ lệ nhỏ cổ phiếu ra bên ngoài theo mức giá khởi điểm do Nhà nước ấn định, sẽ khó còn hấp dẫn nhà đầu tư. Cần xác định một công thức IPO hợp lý, mang tính thị trường, nhưng cụ thể công thức đó là gì, thì đến nay các cơ quan quản lý liên quan vẫn đang loay hoay đi tìm lời giải.

Cổ phần hóa càng chậm, Nhà nước mỗi năm phải chi số vốn càng lớn để tiếp tục nuôi doanh nghiệp quốc doanh. Từ năm 1992 đến nay, theo Bộ Tài chính, đã có 3.836 doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa. Xét về số tuyệt đối, số doanh nghiệp quốc doanh đã cổ phần hóa lớn hơn số doanh nghiệp nhà nước còn lại. Song, xét về tương quan, các doanh nghiệp đã cổ phần hóa đều là quy mô nhỏ, vốn thấp, nên tỷ lệ vốn nhà nước được chuyển đổi sở hữu chưa cao. Mới có khoảng 30% vốn nhà nước được cổ phần hóa. Hiện tại, cổ phần hóa mới thực sự “đụng chạm” đến những doanh nghiệp nòng cốt, nơi vốn nhà nước tập trung và cũng là nơi cơ chế quản trị doanh nghiệp cần được đổi mới càng sớm càng tốt.

Ai là người được hưởng lợi nhiều nhất từ cổ phần hóa? Doanh nghiệp, người lao động hay nhà đầu tư? Có một thực tế là sau cổ phần hóa, sức cạnh tranh của doanh nghiệp được nâng lên, các công ty cổ phần làm ra lợi nhuận cao hơn, nộp ngân sách nhiều hơn và người được hưởng lợi trực tiếp và nhiều nhất chính là Nhà nước. Đó là chưa kể sau cổ phần hóa, Nhà nước có điều kiện để đánh giá chính xác số vốn còn lại của mình trong các công ty cổ phần và có thể thoái vốn ở bất cứ công ty nào trong số còn lại đó nếu thấy cần thiết. Nếu không có cổ phần hóa đi trước, làm sao có cơ chế thoái vốn thuận lợi như vậy? Chín tháng đầu năm nay, doanh thu của Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) lên tới 1.674 tỉ đồng, trong đó chủ yếu là thoái vốn nhà nước ở các doanh nghiệp, thông qua đấu giá hoặc bán trực tiếp qua sàn chứng khoán, lợi nhuận trước thuế 1.415 tỉ đồng. Sẽ rất ít doanh nghiệp quy mô lớn có thể so sánh được với SCIC về tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cao đến như vậy: 84,5%.

Khởi động lại tiến trình cổ phần hóa các doanh nghiệp quốc doanh tầm cỡ và then chốt để nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế, đồng thời tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh, xóa bỏ độc quyền ở những lĩnh vực không cần thiết không thể chậm hơn được nữa. Vinaphone và MobiFone, hai doanh nghiệp đã có sự chuẩn bị ít nhiều, có thể là sự chọn lựa khởi động lại lần này.

(Theo Hải Lý // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Jerr-Dan cung cấp 14 xe cứu hộ cho thị trường Việt Nam
  • Saigontourist hợp tác với VietinBank
  • Viendong Land hợp tác với Kumho phát triển bất động sản
  • Kinh Đô: Điều chỉnh tăng lợi nhuận năm 2009
  • Thành lập Tổng công ty Điện lực thuộc TKV
  • Kết quả kinh doanh của EBay thấp hơn dự báo
  • Marvell nhảy vào lĩnh vực thiết bị ebook
  • Chuyện gì đang xảy ra với Vinashin?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao