Những thống kê trên đã cho thấy tính chất nghiêm trọng và những khó khăn mà các doanh nghiệp chân chính đang phải đối mặt trong cuộc chiến chống lại hàng nhái, hàng giả để bảo vệ uy tín thương hiệu của mình.
Nguyên nhân chủ yếu của nạn hàng giả hàng nhái là lợi nhuận vì một sản phẩm nhái đem lại lợi nhuận gấp 5, thậm chí gấp 10 lần hàng thật. Tâm lý thích mua hàng rẻ, thiếu thông tin hoặc chấp nhận sử dụng hàng nhái do sính đồ hiệu của người tiêu dùng cũng là nguyên nhân khiến hàng nhái giá rẻ được tiêu thụ mạnh. Nhiều doanh nghiệp cũng chưa quan tâm đúng mức tới việc bảo hộ nhãn hiệu và sản phẩm, các hình thức xử phạt được pháp luật quy định còn chưa đủ mạnh cũng khiến việc sản xuất và buôn bán hàng giả, hàng nhái ngày càng khó kiểm soát.
Mỗi năm Công ty thương mại VIC bị thiệt hại 10-15% doanh thu do các sản phẩm bị làm nhái. Năm 2003 Lavie Việt Nam đã phải đầu tư trên 100.000 USD vào công nghệ sản xuất khuôn mẫu mới để thay đổi toàn bộ mẫu chai do bị hơn 40 sản phẩm nhái nhãn hiệu và kiểu dáng... Việc xuất hiện hàng giả, hàng nhái đã tạo ra tâm lý e ngại, nghi ngờ, mất lòng tin của khách hàng khi quyết định tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp, vì vậy thiệt hại lớn nhất mà doanh nghiệp đang phải hứng chịu chính là sự sụt giảm của uy tín thương hiệu.
Để đối phó với vấn nạn này, Công ty May 10 đã thay đổi nhãn mác, sử dụng sợi chống làm giả, bổ sung những đặc điểm nhận dạng thương hiệu trên sản phẩm. Tân Hiệp Phát thực hiện các chương trình truyền thông giúp khách hành phân biệt hàng thật với hàng giả. Unilever Việt Nam tự phát triển một đội ngũ điều tra, phát hiện các đường dây sản xuất hàng nhái giá rẻ... Bằng nhiều biện pháp kiên quyết, các doanh nghiệp đều đang nỗ lực để giảm thiểu thiệt hại cho người tiêu dùng và hoạt động kinh doanh của chính doanh nghiệp.
(Theo chìa khóa thành công)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com