Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Không thể lùi thời hạn chuyển đổi doanh nghiệp

Bước chuyển đổi hình thức pháp lý trước thời điểm 1/7/2010 không thể tách rời định hướng chung về tái cơ cấu DNNN. - tinkinhte.com
Bước chuyển đổi hình thức pháp lý trước thời điểm 1/7/2010 không thể tách rời định hướng chung về tái cơ cấu DNNN. Ảnh: Đức Thanh
Chỉ trong tháng 1 và đầu tháng 2, hàng loạt quyết định phê duyệt, điều chỉnh tiến độ sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đã được Thủ tướng Chính phủ ký ban hành. Ngày 1/7/2010 là hạn chót cho các kế hoạch này.
 
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ không đồng ý chuyển các đơn vị sự nghiệp thuộc Tổng công ty Giấy Việt Nam (Vinapaco) về Bộ Công thương quản lý, mà yêu cầu chuyển công ty mẹ - Vinapaco và Công ty Nguyên liệu giấy miền Nam thành công ty TNHH  một thành viên theo quy định hiện hành. Còn Viện Công nghệ Giấy và Xenluylo, Viện Nghiên cứu cây nguyên liệu giấy được chuyển thành DN khoa học và công nghệ…

81 DN 100% vốn nhà nước thuộc Bộ Giao thông - Vận tải (GTVT) cũng vừa được điều chỉnh tiến độ. Theo đó, trước ngày 1/7/2010, 5 công ty mẹ của các tổng công ty nhà nước sẽ chuyển thành công ty TNHH một thành viên. Trước ngày 1/7/2010, sẽ tiến hành chuyển thành công ty TNHH một thành viên và tiếp tục thực hiện cổ phần hóa sau năm 2010 đối với 9 công ty mẹ của các tổng công ty khác thuộc Bộ GTVT.

Thủ tướng cũng yêu cầu Bộ GTVT chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện việc sắp xếp, đổi mới DN 100% vốn nhà nước theo đúng nội dung, tiến độ được duyệt. Những DN không đủ điều kiện thực hiện cổ phần hóa, chuyển thành công ty TNHH một thành viên thì thực hiện giải thể, phá sản.

Chắc chắn, hạn định 1/7/2010 là dấu mốc quan trọng để các DNNN hoàn thành một bước chuyển đổi lớn về hình thức pháp lý, chuyển đổi tất cả các DNNN sang công ty TNHH, hoặc công ty cổ phần được quản trị và hoạt động theo quy định tương ứng của Luật DN. Có thể thấy ngay áp lực về tiến độ khi trong số 1.500 DN phải tiến hành chuyển đổi, tỷ lệ DNNN quy mô lớn, công ty mẹ, tổng công ty chiếm phần lớn.

Tuy vậy, giới chuyên gia nghiên cứu kinh tế cho rằng, thời gian không hẳn là vấn đề, bởi ngay trong các quyết định phê duyệt, Thủ tướng Chính phủ cũng đã cho phép chuyển đổi sang hình thức công ty TNHH đối với các trường hợp không kịp cổ phần hoá. Nghị định mới về chuyển đổi hình thức này cũng sẽ được hoàn thiện và trình để ban hành ngay trong tháng 2/2010 với những quy định đơn giản và thuận tiện hơn về thủ tục.

Chính vì vậy, ông Lê Xuân Bá, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) cho rằng, không nên đặt vấn đề gia hạn. “Chính giới hạn này sẽ đốc thúc các DN tập trung vào khâu đầu tiên có thể coi là đơn giản nhất trong tiến trình tái cơ cấu khu vực DN này”, ông Bá nói.

Tiếp sau sự thay đổi về cơ sở pháp lý, xoá bỏ những khác biệt về hình thức, khung khổ pháp lý hoạt động, yêu cầu tính đúng, tính đủ chi phí kinh doanh, nhất là chi phí quyền sử dụng đất, chi phí vốn vào hoạt động kinh doanh và đánh giá hiệu quả kinh doanh của khu vực DN này sẽ được tiến hành.

Khi giải được bài toán về tính đúng, tính đủ của khu vực DN này, các yêu cầu về công khai hoá và minh bạch hoá thông tin về các tổng công ty, tập đoàn kinh tế nhà nước theo các chuẩn mực tối thiểu ngang bằng như các công ty niêm yết, cũng như kế hoạch xây dựng bộ quy tắc quản trị các tập đoàn, tổng công ty nhà nước để bắt buộc áp dụng đối với tất cả các tập đoàn, tổng công ty nhà nước và các doanh nghiệp nhà nước khác từ năm 2015 mới có cơ sở thực hiện.

Ông Nguyễn Đình Cung, Phó viện trưởng CIEM cho rằng, đây chính là mấu chốt quan trọng để khu vực DN này có cơ sở để tiến mạnh, nhanh hơn trong kế hoạch phát triển thành khu vực chủ lực trong hỗ trợ, dẫn dắt, phát triển công nghệ, năng suất, hiệu quả mà yêu cầu tái cơ cấu DNNN đang được đặt ra.

“Với quản trị công ty yếu kém của nhiều DNNN, khu vực này hầu như rất khó kiểm soát trên cơ sở các thước đo quản trị quốc tế. Hơn thế, khi hoạt động theo hình thức công ty đóng, chủ sở hữu nhà nước nếu không đầu tư thêm vốn, việc các DN phải hoạt động bằng vốn vay, dễ dẫn tới khả năng bất ổn lớn”, ông Cung phân tích.

Tuy vậy, bước chuyển đổi trước thời điểm 1/7/2010 không thể tách rời định hướng chung về tái cơ cấu DNNN, đặc biệt là các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước quy mô lớn, cũng như hệ thống chính sách liên quan. Bởi nếu thiếu sự xác định rõ và cụ thể mục tiêu phát triển của tập đoàn, tổng công ty nhà nước, thiếu bộ máy giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai kết quả của các DNNN, cũng như thiếu thiếu thể chế thực hiện có hiệu quả và hiệu lực quyền chủ sở hữu nhà nước, khắc phục tình trạng hành chính, phân tán, chia cắt và yếu trách nhiệm giải trình như hiện nay, thì bước chuyển đổi hình thức pháp lý sẽ có thể chỉ là đổi vỏ đơn thuần.

(Theo Bảo Duy // Báo đầu tư)

  • Công ty Yến Sào Khánh Hòa quảng bá sản phẩm mới
  • Chuẩn bị bàn giao Nhà máy lọc dầu Dung Quất
  • Chuyển đổi một số đơn vị của tổng công ty Công nghiệp Xi măng VN
  • Petrolimex nhận cúp “Thương hiệu uy tín- sản phẩm, dịch vụ chất lượng vàng”
  • Toyota sẽ thu hồi xe Prius tại Nhật Bản
  • Doanh nghiệp cần chủ động ứng phó
  • Toyota thiệt hại khoảng 2 tỉ đô la Mỹ do thu hồi xe
  • 4,3 triệu việc làm do doanh nghiệp tư nhân tạo ra
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao