Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

EVN đã đầu tư hơn 5.200 dự án trong 5 năm

Trong 9 tháng đầu năm 2010, EVN đã chi 36.800 tỷ đồng cho các dự án.

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa có báo cáo tình hình thực hiện các dự án trong thời gian từ 2006 đến nay.

Trong 5 năm qua, EVN đã đầu tư 5.238 dự án có tổng mức đầu tư từ 1 tỷ đồng trở lên, trong đó có 75 dự án do công ty mẹ - EVN trực tiếp làm chủ đầu tư, có 22 dự án thuộc các công ty cổ phần do EVN nắm giữ cổ phần chi phối.  Còn lại là các dự án của công ty con do EVN nắm giữ 100 % vốn.

Trong số 5.238 dự án, có 3.647 dự án đã hoàn thành, có 1.403 dự án đang thực hiện, còn lại 188 dự án chưa được triển khai.

EVN cũng đã đưa vào vận hành 21 dự án nguồn điện, 445.000 dự án lưới điện từ 110-500kV. Đồng thời đang triển khai xây dựng 15 dự án nguồn, trong đó có 6 dự án nguồn điện khởi công năm 2010 và hàng trăm dự án lưới điện.

Có 11 dự án nguồn giai đoạn chuẩn bị đầu tư và đang thực hiện các thủ tục đầu tư 4 dự án nguồn điện để khởi công trong năm 2011 và đưa vào vận hành sau năm 2015.

Theo EVN, do nhu cầu của các quy hoạch điện là phải phát triển điện với số lượng dự án nhiều, số vốn quá lớn, giá điện không được tăng trong khi các yếu tố đầu vào vật tư thiết bị, nguyên nhiên liệu tăng cao nên đầu tư các dự án nguồn điện không hấp dẫn.

Các nhà đầu nước ngoài sau khi đầu tư Nhà máy Phú Mỹ 3 đến nay không đầu tư xây dựng nhà máy điện BOT nào. Nhiều dự án điện không đủ chi phí để tái đầu tư. Thậm chí có một số chủ đầu tư trong nước (ngoài EVN) xin đảm nhận dự án nhưng năng lực bị hạn chế về năng lực quản lý, đặc biệt là vốn đầu tư, quản lý dẫn tới nhiều dự án nguồn điện vận hành không đúng tiến độ.

Bên cạnh đó, theo EVN, việc chậm tiến độ của các dự án cũng có nguyên nhân từ công tác khảo sát, thiết kế, thời gian chuẩn bị các thủ tục về đầu tư xây dựng từ khi khảo sát lập dự án đầu tư đến khi thực hiện đầu tư còn bị kéo dài, cộng với vướng mắc trong cơ chế, giá đền bù nên công tác giải phóng mặt bằng kéo dài dẫn đến làm ảnh hưởng tiến độ thi công.

Tuy nhiên, EVN cho biết, dù có nhiều dự án bị chậm tiến độ, song từ năm 2006 đến nay, Tập đoàn này đã trả nợ gốc và lãi vay đến hạn theo đúng lịch trình và các điều khoản hợp đồng đã ký với tổ chức cho vay vốn.

Tập đoàn chưa xảy ra trường hợp bị nợ quá hạn và nguồn vốn trả nợ chủ yếu bằng nguồn vốn khấu hao cơ bản, lợi nhuận để lại và nguồn thu từ cổ phần hóa để trả nợ gốc và lãi vay cho một số công trình.

Riêng về đầu tư dự án trong năm 2010, trong tháng 9/2010, giá trị khối lượng đầu tư các dự án đạt của EVN đạt 6.155 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng đầu năm 2010, ước giá trị thực hiện đạt 36.800 tỷ đồng, trong đó đầu tư cho nguồn điện đạt trên 17.700 tỷ đồng, lưới điện là 9.913 tỷ đồng, khối viễn thông, cơ khí điện lực, trường... là 1.721 tỷ đồng, trả nợ vốn vay và góp vốn đầu tư nguồn điện là 7.409 tỷ đồng.

(Theo Vneconomy)

  • Nhà mạng nhỏ khó khăn, nhưng liên tục khuyến mãi
  • Vinashin chính thức có chủ tịch thứ 3
  • Doanh nghiệp nhỏ và vừa nhìn về triển vọng kinh tế
  • Samsung đạt mức tăng trưởng 14% trong quý 3
  • Câu chuyện cám mì và ngành chăn nuôi
  • Thai Airways nối thêm chuyến bay Việt Nam - châu Âu
  • Vinamilk đầu tư mạnh vào chế biến sữa
  • Làm thủ tục lên máy bay trực tuyến: Tiện lợi cho cả đôi bên
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao