Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Gắn mác “đại gia” nay còn hấp dẫn?

picture
Một thời dựa bóng Vinashin, nhiều doanh nghiệp tư nhân tại Hải Phòng đã “ăn theo” đại gia này về mặt thương hiệu và uy tín.

Chấp nhận gắn mác của các tập đoàn “đại gia” trong nền kinh tế, nhiều doanh nghiệp cổ phần đã gặt hái lợi ích trong quá trình sản xuất kinh doanh từ nhiều năm qua, từ chuyện bán cổ phần, vay vốn ngân hàng, đấu thầu…

Nhưng, cuộc sàng lọc mang tên “thoái vốn ngoài ngành” đang khiến nhiều doanh nghiệp lao đao trong bối cảnh kinh tế khó khăn.

Để sử dụng nhãn hiệu của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (Petro Vietnam), Công ty Cổ phần Kinh doanh dịch vụ cao cấp Dầu khí Việt Nam (PVCR) đã phải chi 500 triệu đồng trong năm 2011.

Báo cáo tài chính quý 2/2012 của công ty này nêu rõ trong mục “Chi phí phải trả” rằng đây là “Chi phí sử dụng nhãn hiệu Petro Vietnam cộng hình” bên cạnh chi phí lãi vay; mặc dù trong cơ cấu cổ đông của PVCR, các cổ đông có “nguồn gốc” dầu khí, bao gồm PVC, PVI, PTSC… chiếm tỷ lệ cổ phần khá lớn.

Tuy nhiên, đổi lại thì thời gian qua, PVCR luôn được giới thiệu là một trong những công ty thành viên của Petro Vietnam. Thông tin đăng tải trên website của PVCR cũng nhấn mạnh rằng mình “là thành viên của Tổng công ty Cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam - tổng công ty xây lắp chuyên ngành chủ lực của Petro Vietnam với trình độ quản lý và công nghệ mang tầm quốc tế trong xây lắp chuyên ngành dầu khí và các công trình công nghiệp dân dụng quy mô lớn”.

Khoản chi 500 triệu đồng có thể không lớn so với tổng lượng chi phí phải trả từ 30/6/2011 đến 30/6/2012 là hơn 30,2 tỷ đồng. Tuy nhiên, trong thời điểm kinh tế khó khăn, đối với một doanh nghiệp thiên về bất động sản như PVCR thì bất kỳ khoản chi nào cũng có thể gây “mệt mỏi”.

Nay, với chủ trương thoái vốn, việc PVCR có còn là một doanh nghiệp “dầu khí” nữa hay không thì vẫn còn nằm trong đề án tái cơ cấu của Petro Vietnam, hiện vẫn chưa được chính thức thông qua và công bố. Nhưng theo tìm hiểu của VnEconomy, các doanh nghiệp đã và đang “mượn” mác đại gia này là không ít.

Thông điệp gần đây của Petro Vietnam là khá rõ ràng: trong đề án tái cơ cấu, Petro Vietnam sẽ tập trung vào 5 lĩnh vực sản xuất kinh doanh chính là: thăm dò khai thác dầu khí, lọc - hóa dầu, công nghiệp khí, công nghiệp điện và dịch vụ dầu khí chất lượng cao, trong đó thăm dò khai thác dầu khí là cốt lõi. Đối với các lĩnh vực khác không thuộc 5 lĩnh vực trên sẽ được Petro Vietnam xây dựng lộ trình thoái vốn đến năm 2015, với lượng vốn khoảng 5.000 tỷ đồng.

Tuy nhiên, cũng cần nhắc lại là vào tháng 4/2011, chính Petro Vietnam đã ban hành và công bố quy chế sử dụng nhãn hiệu của mình, theo đó các doanh nghiệp ngoài tập đoàn nếu muốn sử dụng logo của Petro Vietnam phải trả mức phí không thấp hơn 1 tỷ đồng/năm.

Tại thời điểm ban hành quy chế này, thống kê của Petro Vietnam cho hay có tới 70/148 công ty sử dụng nhãn hiệu Petro Vietnam đã ký kết hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu.

Câu chuyện ở PVCR gợi lại câu chuyện của các doanh nghiệp gắn mác Vinashin trước đây. Một thời dựa bóng Vinashin, nhiều doanh nghiệp tư nhân tại Hải Phòng đã “ăn theo” đại gia này về mặt thương hiệu và uy tín. Nhưng đến khi Vinashin phá sản, cái tên Vinashin lại trở thành một gánh nặng.

Chẳng hạn, Công ty Cổ phần Công nghiệp Vinashin Shinec từng được Vinashin “hứa” góp cổ phần nhưng rốt cục công ty này không hề nhận được một đồng nào góp vốn từ Vinashin, trừ 30% vốn góp bằng... thương hiệu.

Gắn tên với một trong những “biểu tượng” như Vinashin chắc chắn là điều không mong muốn của ban lãnh đạo công ty này cũng như nhiều công ty mang “họ” Vinashin khác. Đây có thể xem là bài học cần nhớ lại trong bối cảnh hàng loạt tập đoàn, tổng công ty nhà nước hiện vẫn đang chìm sâu trong gánh nặng nợ nần.

(Theo Vneconomy)

  • Doanh nghiệp Việt quá “hớ hênh” với dữ liệu kinh doanh
  • Triết lý của Vissan
  • Bỏ cổ phiếu, địa ốc, Kinh Đô về với chiếc bánh
  • Petrolimex đứng đầu nợ thuế xăng dầu
  • Vinaconex ồ ạt thoái vốn: Khi 'cá mập' nguy khốn
  • Phải chia nhỏ Petrolimex để xóa độc quyền
  • DN cảng biển tự “dìm” nhau
  • Căn bệnh thập kỷ của doanh nghiệp Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao