Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Giám sát chặt 'biến tướng' tập đoàn

Khi đã tạo một không gian chính sách rộng rãi cho địa phương, thì không thể quên đi kèm việc cải thiện năng lực điều hành, năng lực tài chính, khả năng giám sát từ Trung ương. Nếu không sẽ dẫn đến tình trạng mất kiểm soát.

Vai trò cơ quan điều phối độc lập

Việt Nam đã phát triển quá nhanh trong thời gian quá ngắn nên không tránh khỏi việc tín dụng tăng trưởng đột ngột. Điều này không những mang một lượng vốn ảo ra thị trường, mà sự phân bổ nguồn vốn không đồng đều trong thời gian qua cũng khiến thị trường vốn trong nước bị méo mó.

Cụ thể, trong suốt thời gian dài từ năm 1998 đến 2009, Nhà nước thực hiện việc tái cơ cấu, bơm vốn ra thị trường để hỗ hỗ trợ doanh nghiệp (DN), có đến 60% tổng lượng vốn kích thích được bơm vào khu vực nhà nước nhưng khối này hoàn toàn hoạt động không hiểu quả.

Điều này chứng tỏ việc tái cấu trúc là đúng nhưng không có phương pháp cụ thể dẫn đến sự sai lầm và bất hợp lý trong chiến lược, đồng thời cũng gây ra sự bất công giữa các DN nhà nước và DN dân doanh.

Đó là chưa nói đến những chiến lược hoành tráng, mang tính số lượng hơn chất lượng, ưu tiên vốn đầu tư tràn lan thiếu thực tế của khối nhà nước đã làm hạ mức tín dụng của Việt Nam trên thương trường quốc tế.

Xảy ra tình trạng trên vì đến nay chúng ta vẫn không có cơ quan điều phối độc lập. Các DN nhà nước không chịu chi phối bởi các yếu tố chính trị và vì lợi ích nhóm nên các DN nhà nước, địa phương mới có kiểu làm quy hoạch càng hoành tráng, càng tốt để ăn phần trăm.

Ví dụ: trong khi khối DN dân doanh đang thiếu vốn sản xuất vì tín dụng thắt chặt, thì các nhóm lợi ích lại vẽ ra đủ kiểu để xin tiền chính sách.

Chúng ta có đến 8 sân bay quốc tế so với 4 sân bay của Nhật Bản. Thế nhưng, mới đây, tỉnh An Giang lại xin xây sân bay quốc tế, trong khi gần đó đã có sân bay quốc tế Cần Thơ và Kiên Giang, tạo nên một tam giác sân bay chỉ cách nhau có 1 giờ đồng hồ đi xe.

Cần Thơ tiếp tục xin tiền ngân sách để đầu tư hạ tầng xây đường bộ nối liền 3 tỉnh lại với nhau. Cảng biển nước sâu cũng thế. Quy hoạch đầu tiên vào tháng 10/2009 là 21 cảng, đến 2011 là 27 cảng...

Khi đã tạo một không gian chính sách rộng rãi cho địa phương, thì không thể quên đi kèm việc cải thiện năng lực điều hành, năng lực tài chính, khả năng giám sát từ Trung ương. Nếu không sẽ dẫn đến tình trạng mất kiểm soát.

Để giải quyết những bất cập trên, việc tái cấu trúc nền kinh tế là giải pháp hữu hiệu nhất. Nhà nước chính thức ban hành đề án tái cấu trúc ngành ngân hàng (NH).


Việt Nam có đến 27 cảng biển nước sâu

Đề án đã được nghiên cứu từ rất lâu nhưng cách điều hành vẫn có vấn đề. Tôi cho rằng, việc tái cấu trúc là nhiệm vụ thường xuyên và liên tục, chứ không thể làm một cách qua loa sơ xài.

Cũng giống như việc đầu tư, chuyện điều chỉnh chính sách tiền tệ đang có tính chất chồng chéo lẫn nhau. Đề án tái cấu trúc sẽ không thay đổi được bất kể chuyện gì khi Nhà nước cho cổ phần hóa có 3% vốn của BIDV, con số 3% sẽ không tác động gì đến hoạt động của hệ thống NH.

Hay chuyện khuyến khích mua bán và sáp nhập (M&A) tự nguyện, tính đến nay hoàn toàn không có sự tự nguyện nào, thậm chí sự sáp nhập của 3 NH gần đây cũng vì các NH này có cùng một chủ và làm ăn quá yếu kém chứ không phải M&A theo đúng nghĩa.

Một sai lầm nghiêm trọng nữa là việc giữ không cho NH đổ vỡ, phá sản. Đây là một nghịch lý và bất công đối với các NH khi làm ăn kém hiệu quả mà vẫn bảo toàn được vốn. Đáng lẽ ra Nhà nước phải đảm bảo không để người gửi tiền mất tiền, chứ không phải bảo vệ NH khỏi phá sản.

Ví dụ như chuyện 3 NH sáp nhập làm ăn yếu kém đã không bị phạt còn được bơm thêm tiền để ổn định. Như vậy các NH khác cũng sẽ không sợ khi hoạt động kém hiệu quả.

Xác định vai trò Nhà nước

Để tái cơ cấu khối DN nhà nước, trước tiên cần phải xác định được vai trò của Nhà nước. Thay đổi tư duy là quan trọng vì hiện nay Nhà nước đang dùng hệ hiều hành cũ để điều hành nền kinh tế mới.

Theo đó, Nhà nước cần áp dụng cơ chế thị trường để điều hành thì may ra vài năm tới nền kinh tế sẽ phát triển một cách ổn định.

Chẳng hạn như năm 2011, Nhà nước hỗ trợ EVN khoảng 21.000 tỷ đồng dùng tập đoàn này làm công cụ điều hành là sai lầm vì cần tách bạch vai trò của các DN nhà nước ra khỏi công việc mà Nhà nước phải làm.

Như thế, EVN sẽ hoạt động một cách minh bạch chứ không làm ăn cẩu thả như hiện nay, để rồi đến khi thất bại đã không nhận lỗi mà còn đổ thừa rằng: nếu như EVN không phải trợ giá điện, nếu EVN không phải là công cụ điều tiết giá thị trường, nếu EVN không phải trích tiền để xây dựng thủy điện... thì EVN sẽ không thất bại như thế này.

Trong ngành thép cũng vậy, hiện nay sản lượng thép Việt Nam gấp đôi sản lượng quy hoạch thép trong khi các nhà máy mới sản xuất có 10% công xuất. Nguyên nhân dư thừa sản phẩm thép vì Nhà nước ưu tiên quá nhiều trong việc cấp đất xây nhà máy cũng như năng lượng dùng để sản xuất thép đang được trợ giá.

Từ những ví dụ trên để thấy rằng nếu không sử dụng hệ thống giá cả để điều hành hoặc xóa độc quyền thì không chỉ thâm dụng điện mà sản xuất cũng trì trệ. Cụ thể, 3 tháng đầu năm 2012, chỉ số sản xuất công nghiệp giảm mạnh chỉ còn 3% trong khi cùng kỳ năm ngoái là 11%.

Bên cạnh đó, tiền tệ được xem là huyết mạch của nền kinh tế, còn NH là nơi tạo ra dự trữ và "bơm máu". Do vậy, trước nay hầu hết các tổ chức kinh tế đều muốn sở hữu NH làm "sân sau" để cung cấp "nguồn dinh dưỡng" cho mình.

Trên thế giới, tại Hàn Quốc, Đài Loan... đều có hiện tượng này, nhưng tại Việt Nam thì việc này biến tướng thái quá. Đã từng xuất hiện một làn sóng thành lập, đầu tư mạnh vào các NH mà không phải chỉ các DN tư nhân, mà cả DN nhà nước cũng đầu tư vào các NH. Sự chồng chéo này cũng khiến việc tái cấu trúc nền kinh tế trở nên khó khăn hơn bao giờ hết.

Tôi cho rằng bản đề án tái cấu trúc NH mới ban hành vẫn còn rất sơ sài, chỉ tập trung nhiều về số lượng mà kém về chất lượng. Chẳng hạn, những biện pháp mà NHNN đưa ra chỉ là giảm số lượng NH, tăng vốn điều lên, đạt trần... nhưng không quan tâm đến các giải pháp làm sao để có chỉ số an toàn, quản trị rủi ro.

Rõ ràng 3 chương trình tái cơ cấu hiện nay chỉ tập trung vào cái dễ làm, dễ thấy được là giảm số lượng. Cá nhân tôi thấy vần nhấn mạnh đến việc định chế các nhóm lợi ích bằng cách lập kỷ cương để điều tiết giám sát thật chặt các hoạt động biến tướng của khối tập đoàn, tổng công ty cũng như các NH làm ăn yếu kém, thiếu minh bạch.

(Theo Doanh nhân Sài Gòn)

  • S-fone và vụ 'thay máu' tỉ đô
  • Cần làm sống lại doanh nghiệp hoạt động lành mạnh
  • Đổi mới công nghệ: “Đốt đèn”... tìm vốn
  • “Niềm tin doanh nghiệp ở Việt Nam giảm mạnh”
  • Những giọt nước mắt... phá sản
  • Đằng sau thương vụ Hanel mua lại khách sạn Daewoo
  • Vinamilk đạt doanh thu 'ngất ngưởng' 3 tháng đầu năm
  • Tập đoàn Sông Đà: Sai phạm hơn 10.000 tỉ đồng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao