Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

"Gỡ" vướng cơ chế tài chính cho doanh nghiệp hàng hải

Căn cứ kết quả thanh tra tại 10 doanh nghiệp thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam, Bộ Tài chính sẽ sửa đổi, bổ sung cơ chế, chính sách liên quan tới các doanh nghiệp hàng hải.

“Mở” hơn về thuế giá trị gia tăng

Kết quả thanh tra cho thấy trong dịch vụ vận tải biển có phát sinh dịch vụ vận tải biển từ cảng nước ngoài đi cảng nước ngoài. Các qui định về thuế giá trị gia tăng hiện nay chưa qui định rõ dịch vụ này có hay không chịu thuế giá trị gia tăng.

Bộ Tài chính giao Tổng cục Thuế nghiên cứu sửa đổi, bổ sung theo hướng: Đối với dịch vụ vận tải biển giữa các cảng nước ngoài với nước ngoài không tính thuế giá trị gia tăng (thuế giá trị gia tăng bằng 0); nhưng doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển vẫn được kê khai, khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào đối với hàng hoá, dịch vụ phục vụ cho hoạt động này.

“Rõ” hơn về thuế thu nhập doanh nghiệp


Các doanh nghiệp trong ngành vận tải biển quốc tế thường có phát sinh chi phí ngoài lãnh thổ Việt Nam như chi hoa hồng môi giới, thưởng giải phóng tầu nhanh (các chi phí này được ghi trong hợp đồng vận tải), nhưng không có hoá đơn của người nhận tiền (đa phần chỉ được 2 bên đối chiếu, xác nhận bằng thư điện tử); do vậy chưa đủ điều kiện để chấp nhận là chi phí hợp lý, hợp lệ theo qui định tại Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính và của Luật Thuế TNDN.

Hiện nay các doanh nghiệp vẫn đang hạch toán các khoản chi phí trên trong chi phí tính thuế, tuy nhiên các doanh nghiệp cũng đề nghị được qui định, hướng dẫn rõ hơn về nội dung này trong các văn bản qui định về thuế thu nhập doanh nghiệp.

Bộ Tài chính đã giao Tổng cục Thuế  nghiên cứu, bổ sung quy định cụ thể một số trường hợp đặc biệt trên cùng với việc sửa đổi, bổ sung Thông tư 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính.

Doanh nghiệp tự xác định phí sử dụng cầu bến, phao neo


Khoản 2 điều 2 Quyết định số 98/2008/QĐ-BTC ngày 4/11/2008 của Bộ Tài chính ban hành Quy định về phí, lệ phí hàng hải và Biểu mức thu phí, lệ phí hàng hải qui định: “2. Các doanh nghiệp kinh doanh khai thác cảng biển và doanh nghiệp quản lý luồng hàng hải do doanh nghiệp tự đầu tư được thu các loại phí hàng hải có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo Qui định ban hành kèm theo Quyết định này”.

Theo phản ánh của một số doanh nghiệp  thì đối với khoản phí thu cao hơn mức phí qui định tại Quyết định số 98/2008/QĐ-BTC thì doanh nghiệp đã hạch toán doanh thu đầy đủ và thực hiện kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Mặt khác, do doanh nghiệp phải tự đầu tư cầu bến, phao neo, nguồn vốn đầu tư chủ yếu bằng vốn vay, đối tượng khách hàng có cả khách trong nước, ngoài nước, khách du lịch, doanh nghiệp sản xuất.... Do đó đề nghị xem xét nên bỏ qui định này và cho phép doanh nghiệp được tự xác định mức phí trên nguyên tắc phù hợp với từng đối tượng khách hàng, có khả năng trả lãi, nợ vay đầu tư và có lợi nhuận hợp lý. Doanh nghiệp phải thực hiện đăng ký, kê khai theo qui định của Pháp lệnh Giá.

Về vấn đề này, Bộ Tài chính giao Cục Tài chính doanh nghiệp nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung Quyết định số 98/2008/QĐ-BTC cho phù hợp với tình hình thực tế.

“Gỡ” bất cập về trích khấu hao tài sản cố định


Thực tế đã có tình trạng doanh nghiệp hàng năm căn cứ kết quả kinh doanh để làm văn bản đề nghị được thay đổi tăng, giảm mức trích khấu hao (nhanh, chậm) để điều chỉnh lợi nhuận thực hiện. Khi có lãi nhiều thì đề nghị được khấu hao nhanh, khi bị lỗ thì đề nghị được giảm trích khấu hao, dẫn tới phản ánh không đúng thực trạng tài chính và kết quả kinh doanh.

Ví dụ điển hình như trường hợp Công ty Cổ phần Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam (Vitranschart). Năm 2008 kinh doanh có lãi nên Công ty đề nghị trích tăng khấu hao một số tầu biển bằng cách rút ngắn thời gian khấu hao, số năm trích khấu hao nhanh một số tàu biển từ 7 năm xuống còn từ 3,5 đến 6 năm. Nhưng đến năm 2009 Công ty lại đề nghị được giảm 50% mức trích khấu hao theo qui định chung. Ngoài ra, trong năm 2009 còn có 6 đơn vị khác cũng được phê duyệt mức giảm tối đa trích khấu hao cơ bản từ 30 đến 70 % so với quy định chung.

Để khắc phục bất cập vừa nêu, Bộ Tài chính- Giao Cục Tài chính doanh nghiệp nghiên cứu trình Bộ có văn bản chỉ đạo không xử lý giải quyết theo đơn xin hàng năm mà việc khấu hao nhanh, chậm dựa trên đề án mua sắm tài sản hoặc phương án kinh doanh đơn vị đăng ký và phải thực hiện ổn định trong suốt vòng đời của tài sản.

(taichinhdientu)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao