Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

GS Michael Porter trao đổi với các nhà hoạch định chính sách Việt Nam

Nhận lời mời của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Giáo sư Michael E. Porter, Trường đại học Kinh doanh Harvard ( Hoa Kỳ) sang thăm và làm việc tại Việt Nam trong hai ngày (1-2/12).

Ngày 1/12, Giáo sư Porter có chương trình làm việc riêng với một số doanh nghiệp ở thành phố Hồ Chí Minh và ngày 2/12, Giáo sư ra Hà Nội làm việc với Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải và các Bộ, ngành của Việt Nam.

Phát biểu tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải cho rằng đây là cơ hội tốt để các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam được nghe những ý kiến, đánh giá quý báu của Giáo sư về các vấn đề liên quan đến cạnh tranh quốc gia, nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới có nhiều biến động phức tạp và đang đặt ra nhiều vấn đề về chiến lược phát triển với tất cả các nước nói chung và các nước đang phát triển như Việt Nam nói riêng.

Trong khuôn khổ chuyến thăm, Giáo sư Michael E. Porter có cuộc trao đổi với lãnh đạo các bộ, ngành, các quan chức cao cấp và học giả về chiến lược tăng cường năng lực cạnh tranh quốc gia của Việt Nam trong giai đoạn tới.

Nội dung chính của cuộc trao đổi có ba vấn đề gồm: Các nhân tố chủ yếu định hình sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam từ nay đến năm 2020; Việt Nam nên định vị mình như thế nào trong mạng lưới sản xuất ở Đông Nam Á và Đông Á để khai thác tối ưu nhất lợi thế cạnh tranh của mình; Việt Nam cần có chiến lược gì để tăng cường năng lực cạnh tranh của nền kinh tế nói chung và các ngành công nghiệp mũi nhọn nói riêng trong 10-20 năm tới.

Được biết, Michael E. Porter là Giáo sư đại học Kinh doanh Harvard và là chuyên gia hàng đầu thế giới về chiến lược và chính sách cạnh tranh. Ông là người tiên phong đưa ra lý thuyết lợi thế cạnh tranh của các quốc gia và áp dụng nghiên cứu chiến lược, chính sách cạnh tranh cho nhiều nền kinh tế trên thế giới.

Ông có uy tín và là cố vấn trong lĩnh vực cạnh tranh cho lãnh đạo nhiều nước như: Hoa Kỳ, Ireland, Nga, Xingapo, Anh... Giáo sư đã được chính phủ nhiều nước mời tư vấn về chiến lược cạnh tranh quốc gia.

Giáo sư cũng đã từng gặp và trình bày về lợi thế cạnh tranh của Việt Nam với nguyên Thủ tướng Phan Văn Khải nhân chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ (6/2005). Giáo sư đang tham gia cùng với Viện Cạnh tranh châu Á (ACI) thực hiện một nghiên cứu tình huống về Việt Nam.

Đây là cơ hội tốt để giới thiệu Việt Nam với cộng đồng doanh nghiệp và các nhà nghiên cứu quốc tế và cũng sẽ là đóng góp có giá trị cho công tác hoạch định chiến lược, chính sách của Chính phủ Việt Nam.


(Theo báo Tiền Phong )

  • Giá trị sản xuất công nghiệp 2008 tăng gần gấp 2 lần 2006
  • Doanh thu bán dầu đạt trên 6 tỉ USD
  • Công ty Cao su Dầu Tiếng: Khai thác và chế biến hơn 470.000 tấn mủ
  • Vietsovpetro hoàn thành kế hoạch khai thác 7,1 triệu tấn dầu năm 2008
  • Ngân hàng Standard Chartered ra mắt dịch vụ E$aver
  • Total vươn lên trở thành nhà cung cấp khí hoá lỏng hàng đầu ở VN
  • Điều nhà đầu tư cần
  • Xây dựng Nhà máy sản xuất tinh bột sắn ở Võ Miếu Thanh Sơn
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao