Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hãng chip hàng đầu của Đức đệ đơn phá sản

Một sản phẩm chip của Qimonda.

Hãng sản xuất chip máy tính hàng đầu nước Đức Qimonda vừa nộp đơn xin bảo hộ phá sản, bất chấp một gói giải cứu được công bố dành cho hãng cách đây chưa lâu. Tuy nhiên, hoạt động của hãng trong thời gian tới vẫn sẽ được duy trì.


Qimonda cho biết, giá của loại chip DRAM mà hãng sản xuất thời gian qua giảm quá mạnh, trong khi công ty ngày càng khó huy động vốn do thị trường tín dụng thắt chặt, nên hãng đã rơi vào khủng hoảng thanh khoản. Năm ngoái, giá chip DRAM trên thị trường thế giới đã giảm hơn 50%.

Tháng 12/2008, Qimonda đã tìm kiếm được một gói giải cứu trị giá 325 triệu Euro (tương đương gần 422 triệu USD) từ chính quyền vùng Saxony, công ty mẹ Infineon và một ngân hàng quốc doanh ở Bồ Đào Nha. Tuy nhiên, theo Qimonda sự hỗ trợ tài chính này đã không được hiện thực hóa kịp thời để giải quyết các khó khăn của hãng.

“Thống đốc vùng Saxony cùng với Bồ Đào Nha và hãng Infineon đã thống nhất một gói giải cứu nhưng rốt cục lại không thực hiện được kế hoạch này”, người phát ngôn Beatrix Brodkorb của Bộ Kinh tế Đức cho biết.

Cũng trong tuyên bố nộp đơn xin bảo hộ phá sản, hãng sản xuất chip có trụ sở tại Munich và một cơ sở sản xuất lớn ở vùng Dresden (Đức) này cho hay, hãng vẫn có kế hoạch duy trì hoạt động thông qua một chương trình tái cơ cấu đang diễn ra.

Tòa án ở Munich đã chỉ định một giám sát viên phá sản tạm thời tới đánh giá tình hình của Qimonda trong một vài ngày tới.

“Luật phá sản của Đức đem đến cơ hội cho việc thúc đẩy quá trình tái cơ cấu đã được bắt đầu của chúng tôi nhằm được công ty trở lại trạng thái vững vàng hơn. Chúng tôi tin là sẽ có thể tiếp tục hoạt động kinh doanh với chương trình tái cơ cấu này, cũng như với sự hỗ trợ của giám sát viên phá sản tạm thời và đội ngũ nhân viên của công ty”, CEO Kin Wah Loh của Qimonda khẳng định.

Trước đây, Qimonda là một bộ phận của tập đoàn công nghệ Infineon. Vào năm 2006, Qimonda tách ra khỏi Infineon, nhưng Infineon vẫn nắm giữ 77,5% cổ phần của Qimonda.

Qimonda hiện có hơn 12.000, trong đó có khoảng 3.500 nhân viên ở vùng Saxony (Đức), 1.500 người ở Munich và 1.800 nhân viên ở Bồ Đào Nha. Ngoài ra, hãng còn có hoạt động ở Malaysia, Mỹ và Đài Loan. Tháng 10 vừa qua, Qimonda công bố kế hoạch sa thải tới 3.000 nhân viên ở Đức và Mỹ.

Giá cổ phiếu của Qimonda tại Sở Giao dịch Chứng khoán New York (NYSE) trong ngày 23/1 đã giảm 58%, còn 0,11 USD/cổ phiếu. Cổ phiếu này sau đó đã bị ngừng giao dịch. Từ cuối năm 2007 tới trước ngày 23/1, giá cổ phiếu này đã giảm 96%, trong khi giá cổ phiếu của hãng mẹ Infineon mất 92% giá trị.

(Theo AP, CNN, Bloomberg)

  • Chrysler sẽ bắt tay với Fiat?
  • Toyota “soán ngôi” hãng xe lớn nhất thế giới
  • Nhiều “phao cứu sinh” mới cho Chrysler
  • Thua lỗ kỷ lục, Ford vẫn chưa cần hỗ trợ
  • Doanh thu năm 2008 của Vinashin trên 32.500 tỷ đồng
  • HUD công bố lãi 300 tỷ đồng trong năm 2008
  • Vinamilk và câu chuyện từ thiện
  • Cơ hội nào cho doanh nghiệp Việt năm mới 2009?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao