Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vinamilk và câu chuyện từ thiện

Câu chuyện lùm xùm tại khu vực phía Bắc trong tuần trước, khi nhiều nông dân đã đổ sữa ra đường làng do không bán được cho các công ty sữa, đã kết thúc có hậu.

Tại buổi làm việc chiều 16/1, đại diện Công ty Vinamilk cho biết, họ cam kết mua hết số lượng sữa mà các hộ chăn nuôi hiện chưa bán được, và chậm nhất đến 20/1, Vinamilk sẽ ký hợp đồng trực tiếp, lâu dài đến từng hộ chăn nuôi.

Không biết đằng sau chuyện này, sức ép của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đến đâu, hay liệu có sự can thiệp của Chính phủ trong khuôn khổ gói kích cầu một tỉ USD. Nhưng, với động thái này, Vinamilk đã kịp cứu vãn hình ảnh của mình, với tư cách là một doanh nghiệp tích cực tham gia các hoạt động từ thiện.

Tỉ phú Mỹ Warren Buffet, khi quyết định quyên tặng gần bốn tỉ USD cho năm quỹ từ thiện, nói: “Tôi trả lại cho xã hội những gì đã góp nhặt từ xã hội”. Vinamilk dường như cũng hành động theo tinh thần như vậy.

Nhưng cho đến khi kịp sửa sai, những gì mà đại diện của Vinamilk trước đó đáp lại nỗi bức xúc của người nuôi bò, và đại diện cục Chăn nuôi, bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, lại dường như không phản ánh tinh thần đó.

Vinamilk có thể có lý, khi nói rằng, công ty có thể bị lỗ nếu thu mua sữa của nông dân với giá hiện nay, vì giá sữa trên thế giới đang giảm. Bởi Vinamilk cần đảm bảo đời sống cho công nhân viên của mình trong thời buổi suy thoái.

Nhưng, họ đã hoàn toàn vô tình. Sự vô tình nằm ở câu trả lời với đại diện Cục Chăn nuôi là giá có rẻ, họ mới mua, trong khi đó, giá bán các sản phẩm Vinamilk vẫn chưa giảm, khi giá nguyên liệu nhập khẩu đã giảm nhiều. Sự vô tình nằm trong cách cư xử với những đối tác truyền thống (qua hàng thập kỷ nay) của mình, một phần nhờ họ, Vinamilk mới thăng hoa như ngày nay.

Có một điều mà Vinamilk có thể quên, nhưng những người đã theo dõi quá trình đàm phán gia nhập WTO của Việt Nam chắc còn nhớ.

Trong quá trình đàm phán song phương, những thoả thuận cuối cùng, trước khi kết thúc với Mỹ, chính là với New Zealand và Australia. Ai cũng biết rằng, đó là câu chuyện của thuế suất nhập khẩu các sản phẩm sữa từ hai nước này.

Sự thua thiệt của những người nông dân nuôi bò sữa đã được đưa ra làm cái lá chắn để bảo vệ cho Vinamilk, cùng với các công ty sữa khác, trước khả năng cạnh tranh của các sản phẩm sữa giá rẻ từ hai nhà sản xuất sữa hàng đầu trên thế giới.

Mặc dù, lúc đó, nhiều chuyên gia kinh tế, như bà Phạm Chi Lan, đã nói: “Không nên cố khép chặt cánh cửa thị trường sữa vì lợi ích của những công ty như Vinamilk, mà quên đi lợi ích của cả một thế hệ trẻ đang có nguy cơ suy dinh dưỡng cao”.

Có lẽ sẽ có không ít người đặt câu hỏi về “tính từ thiện thực sự” trong các hoạt động từ thiện rầm rộ của Vinamilk. Mặc dù, đến bây giờ, xã hội, qua nhiều cuộc tranh cãi, cũng chấp nhận việc làm từ thiện kết hợp với PR.

Vinamilk có thể nghĩ rằng, việc mua sữa ế của người nông dân có lẽ sẽ không được giới truyền thông quan tâm. Nhưng ngay cả trong chuyện này, Vinamilk cũng thiếu khôn ngoan trong hành xử. Lẽ ra, họ nên tiếp tục tìm kiếm sự chia sẻ từ cộng đồng để đỡ bớt gánh nặng cho người nuôi bò sữa trong lúc khó khăn, thông qua một chương trình nào đó, như họ đã thành công trong chương trình “Một triệu ly sữa cho trẻ em nghèo”.

Được phát động ngày 30/6/2008 với tổng trị giá 3 tỉ đồng, chương trình của Vinamilk và quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam, sau năm tháng, đạt được 13,5 tỉ đồng, tương đương 4,3 triệu ly sữa. Ngoài khách hàng, nhà cung cấp và đối tác chiến lược, người tiêu dùng đã tham gia rất tích cực.

Tất nhiên, đây không phải trách nhiệm riêng của Vinamilk. Các công ty sữa khác, cũng như gói kích cầu của Chính phủ, cũng phải thể hiện vai trò ở đây. Nhưng, Vinamilk nếu không hành động khác đi, người tiêu dùng có quyền nghi ngờ.

“Một triệu ly sữa cho trẻ em nghèo” rất tốt. Nhưng ý nghĩa chân thực của nó sẽ bị mất đi, nếu nhiều trẻ em khác (của những gia đình nuôi bò phải đổ sữa đi) không có bát cơm ăn.

Rất may là họ đã kịp sửa. Nhưng bài học ứng xử này chắc sẽ còn có ích cho họ, cũng như nhiều doanh nghiệp khác, trong quá trình khẳng định thương hiệu đích thực.

(Theo VnEconomy)

  • Cơ hội nào cho doanh nghiệp Việt năm mới 2009?
  • Toyota Nhật có thể phải giảm 60% sản lượng
  • Thực hư về việc làm sai của một DN tiêu biểu
  • Airbus xây dựng dây chuyền lắp ráp hoàn thiện A350XWB tại Toulouse
  • Aon Việt Nam nhận danh hiệu “DN có chất lượng dịch vụ tốt nhất”
  • Doanh thu của VNPT đạt gần 55.500 tỷ đồng trong năm 2008
  • Đại gia và nhà từ thiện
  • Quanh khoản vay 15.000 tỷ đồng của Vinalines
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao