Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hapro muốn “cơ chế riêng” để phát triển hệ thống phân phối

picture
Sau 7 năm xây dựng và phát triển, đến nay hệ thống bản lẻ của Hapro đã phát triển gồm 3 Trung tâm mua sắm Hapro Shopping Centre, 3 Trung tâm kinh doanh chợ, 40 siêu thị, cửa hàng tiện ích Hapromart, trên 40 cửa hàng, điểm kinh doanh thực phẩm an toàn Haprofood.

Tổng công ty Thương mại Hà Nội (Hapro) đang muốn xin “cơ chế riêng” để phát triển hệ thống phân phối của mình.

Cụ thể, doanh nghiệp này muốn được hỗ trợ về địa điểm, mặt bằng kinh doanh phù hợp tại Hà Nội và một số tỉnh, thành phía Bắc tạo lập, phát triển hệ thống phân phối cả ở thành thị và nông thôn.

Tại cuộc hội thảo với chủ đề “Hàng Việt Nam trong hệ thống bán lẻ hiện đại - Cần một chiến lược lâu dài” vừa được tổ chức sáng 18/9 tại Hà Nội, Hapro đã đưa ra kiến nghị về việc  phát triển các hệ thống HaproMart và HaproFood tại các khu tập trung đông dân cư, khu tái định cư, khu đô thị mới tại Hà Nội như Trung Hòa - Nhân Chính, Mỹ Đình, Định Công, Việt Hưng, Văn Quán,…

Hapro cũng đề xuất rằng cần có cơ chế cho doanh nghiệp thuê mặt bằng tầng 1 của tòa nhà chung cư tại các khu đô thị trên với mỗi một khu đô thị có 1-2 điểm với diện tích từ 300 đến 500m2 để Tổng công ty này có điều kiện phát triển chuỗi HaproMart và HaproFood.

Hapro là doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc UBND Thành phố Hà Nội, hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - con với 3 lĩnh vực hoạt động chính là kinh doanh xuất nhập khẩu, thương mại nội địa và đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng thương mại.

Sau 7 năm xây dựng và phát triển, đến nay hệ thống bản lẻ của Tổng công ty đã phát triển gồm 3 Trung tâm mua sắm Hapro Shopping Centre, 3 Trung tâm kinh doanh chợ, 40 siêu thị, cửa hàng tiện ích Hapromart, trên 40 cửa hàng, điểm kinh doanh thực phẩm an toàn Haprofood.

Ngoài ra, Hapro cũng đã có hệ thống trên 100 cửa hàng chuyên kinh doanh điện, điện máy, điện dân dụng, may mặc... tại Thủ đô Hà Nội và một số tỉnh thành phía Bắc.

Doanh thu từ hệ thống bán lẻ của Hapro trong các năm gần đây đạt trên 4 nghìn tỷ đồng, trong đó doanh thu từ các mã hàng Việt Nam trong tổng doanh thu toàn hệ thống bán lẻ tăng bình quân hàng năm từ 30% - 50%.

Hiện nay, hệ thống bán lẻ của Tổng công ty có khoảng 15 nghìn mã hàng hóa, trong đó tỷ trọng hàng hóa có nguồn gốc xuất xứ nội địa chiếm từ 60% - 80% trên tổng cơ cấu hàng hóa.

(Theo Vneconomy)

  • Doanh nghiệp nhà nước tiếp tục bị “phê” lãng phí
  • Mỗi năm một cú sốc: DN ô tô chán nản, mệt mỏi
  • Giải cứu DN: Chỉ là 'đòn gió'?
  • Doanh nghiệp đau đầu vì nạn mạo danh trên Internet
  • Mỗi năm một cú sốc: Thị trường ôtô lao đao
  • Xăng dầu tạm nhập không tái xuất: DN kêu lỗ nhưng vẫn ham?
  • Doanh nghiệp dệt may khó khăn tìm vốn và đơn hàng
  • Hết 2015, sẽ có 600.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao