Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Hậu suy thoái kinh tế: DN nên chớp cơ hội và trao quyền cho lãnh đạo trẻ

Đây là thông điệp đưa ra tại Hội thảo Giải pháp khôi phục và phát triển DN hậu suy thoái kinh tế do Phòng Thương mại - Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cty APAVE Việt Nam & Đông Nam Á tổ chức tại Đà Nẵng sáng ngày 28/10.

Tại hội thảo, các chuyên gia kinh tế khuyên doanh nghiệp, doanh nhân nên có chính sách thu hút nhân tài, trao quyền cho các lãnh đạo trẻ để nắm bắt được nhiều hơn cơ hội thời hậu suy thoái.

DN cần tận dụng tốt hơn các cơ hội thời hậu suy thoái kinh tế (Trong ảnh, DN chế biến thủy sản xuất khẩu). Ảnh: Nguyễn Huy

Tại hội thảo, hàng trăm DN đặt vấn đề: suy thoái kinh tế đã chạm đáy hay chưa, đâu là những giải pháp quan trọng để khôi phục, phát triển sản xuất, kinh doanh?... Các chuyên gia kinh tế đều có chung nhận định khủng hoảng kinh tế thế giới đã chạm đáy, tốc độ suy giảm đang thấp dần, một số nền kinh tế đã có sự tăng trưởng.

Theo ông Nguyễn Công Phú - Tổng Giám đốc Cty APAVE Việt Nam & Đông Nam Á, các DN cần đổi mới quản lý để chớp lấy cơ hội vượt qua suy thoái kinh tế. Trong đó, tái cơ cấu tổ chức và nhân sự nhằm thu hút nhân tài từ bên ngoài, mạnh dạn giao quyền cho đội ngũ lãnh đạo trẻ, dám nghĩ, dám làm... là những giải pháp quan trọng.

Ông Trương Đình Tuyển nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại đề xuất: việc tái cấu trúc kinh tế phải từ tái cơ cấu kinh tế, tái cấu trúc DN, cấu trúc các ngành sản xuất, và điều chỉnh cả chiến lược phát triển thị trường.

Cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng khu vực công nghiệp và dịch vụ; phát triển mạnh khối doanh nghiệp trong nước đi đôi với sắp xếp lại, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, làm cho khu vực này thật sự có hiệu quả trên cơ sở tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các thành phần kinh tế. Trong quá trình tái cấu trúc này, DN có nhiều cơ hội để phát triển.

Ông Tuyển cũng nhận định: chính nhu cầu thị trường nội địa bền vững đã giúp nền kinh tế nước ta giữ được mức tăng trưởng 3,9 phần trăm trong 6 tháng đầu năm 2009. Do đó, các DN cần coi trọng thị trường nội địa, quan tâm đến thị trường nông thôn. Đây là thị trường tiềm năng, với doanh số bán lẻ và tiêu dùng dịch vụ năm 2008 khoảng 60 tỷ USD.

Nghịch lý là nhiều sản phẩm Made in Viet Nam khá mạnh trên thị trường quốc tế nhưng hiện đang bị nhiều hàng ngoại lấn át ngay trên sân nhà. Vì thế để thay đổi cần bắt đầu từ doanh nghiệp, phải đưa ra những sản phẩm chất lượng, tổ chức thị trường, phân phối sản phẩm tốt...

 

(Theo Nguyễn Huy/ TP Online)

  • ANZ công bố hệ thống nhận diện thương hiệu mới
  • Petroland đầu tư vào đảo Nhím hồ Dầu Tiếng
  • Xây dựng nhà máy chế biến điều công nghệ VN
  • Vinaconex 15 khởi công dự án khu nhà nghỉ dưỡng
  • DN bảo hiểm tìm kiếm đối tác chiến lược: Không dễ!
  • Boeing bị huỷ hơn 100 đơn hàng trên toàn cầu
  • Qantas sẽ nâng vốn cổ phần trong Jetstar Pacific lên 30%
  • HAGL tăng đầu tư cho cao su, thủy điện và khai khoáng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao