Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Jestar Pacific thua lỗ 55 triệu USD: SCIC kêu cứu

Bắt tay với đối tác nước ngoài cũng... lỗ

Đối với những người làm việc trong ngành Hàng không Việt Nam, JP (trước đây là Pacific Airlines-PA) làm ăn thua lỗ không phải là điều mới mẻ. Kể từ khi thực hiện chuyến bay thương mại đầu tiên năm 1992 đến nay, hãng này thường rơi vào tình trạng thua lỗ. Đến năm 2004, PA không có khả năng thanh toán hơn 200 tỷ đồng cho các doanh nghiệp (DN) nhà nước khác nên đầu năm 2005, hãng được chuyển về SCIC. Ngày 26-4-2007, SCIC ký hợp đồng đầu tư với Tập đoàn Qantas (Ô-xtrây-li-a). Theo đó, Qantas sẽ đầu tư 50 triệu USD vào PA. Đến 31-7-2007, Qantas đã đầu tư đợt 1 là  30 triệu USD (18% vốn điều lệ), trở thành cổ đông chiến lược lớn thứ 2 sau SCIC (nắm giữ 75,78% vốn điều lệ). Sau đó, PA thực hiện chương trình chuyển đổi sang thương hiệu mới (Jetstar-JP).

 Những tưởng, những bước đi nói trên sẽ giúp JP chuyển sang một giai đoạn phát triển tích cực, nhưng báo cáo mới đây của SCIC lại cho kết quả hoàn toàn trái ngược, nếu không muốn nói là bi đát. Trong Tờ trình số 1617/TCT-ĐT2 ngày 3-10-2008, trình Thủ tướng Chính phủ, SCIC nhận định JP đã và đang ở trong tình trạng càng bay càng lỗ. Nếu không có giải pháp phù hợp về tài chính và những giải pháp tháo gỡ khó khăn về cơ chế, chính sách, dự kiến hết năm 2008, JP sẽ không còn vốn để hoạt động. Theo hợp đồng ký kết giữa SCIC và Qantas, dự kiến đến tháng 4-2009, Qantas sẽ đầu tư đợt 2 (15 triệu USD, tương đương 9% vốn điều lệ), nhưng SCIC cho biết quan điểm của tập đoàn này là sẽ chỉ đầu tư thêm nếu điều kiện môi trường kinh doanh của công ty được cải thiện đáng kể để JP có thể cạnh tranh lành mạnh, hoạt động hiệu quả. Điều này khiến JP đã khó lại càng khó. Chính vì vậy, trong tờ trình nói trên, SCIC đã kiến nghị đặc cách cho Qantas được nắm giữ tới 49% vốn điều lệ, vượt rất cao so với quy định tại Nghị định 76/2007/NĐ-CP về kinh doanh vận chuyển hàng không và hoạt động hàng không chung. Đến ngày 21-11-2008, SCIC có Tờ trình số 1883/ĐTKDV-ĐT2 đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho phép các nhà đầu tư trong nước có đủ năng lực tài chính và có khả năng hỗ trợ hoạt động của JP được tham gia đầu tư thông qua hình thức tăng phát hành vốn hoặc SCIC được thỏa thuận nhượng quyền mua cổ phần tăng vốn cho nhà đầu tư khác. SCIC cho rằng để Qantas nắm giữ 49% là chưa phù hợp và xin giảm tỷ lệ vốn điều lệ của mình, không nắm giữ tỷ lệ chi phối.   

 Phải sớm kiện toàn tổ chức quản lý, điều hành

 Trong tờ trình của mình, SCIC nêu rõ, JP lỗ do công tác dự báo, đánh giá thị trường chưa chính xác, tổ chức điều hành chưa tốt, chỉ đạo chưa kịp thời… Có thể nói, những đánh giá này là thẳng thắn và nghiêm túc. Nhìn nhận một cách công bằng, để xảy ra lỗ và lỗ nặng ở JP, trách nhiệm đầu tiên thuộc về SCIC, đơn vị được Nhà nước giao quyền nắm tỷ lệ cổ phần chi phối. SCIC đã không có được những hành động thực sự hữu hiệu để ngăn chặn đà xuống dốc của JP, ngoại trừ việc chỉ đạo tiết kiệm chi phí, giảm tần suất bay cũng như hủy kế hoạch mở đường bay mới. Điều này được thể hiện rõ trong việc thuê đội ngũ điều hành nước ngoài. Được biết, mỗi năm JP phải bỏ ra kinh phí lớn để thuê đội ngũ điều hành DN. Với vai trò "ông chủ" của mình, lý ra phải sa thải ngay đội ngũ cán bộ điều hành không hiệu quả, nhưng việc này chưa được thực hiện. Một điều lạ nữa là, trong khi SCIC nhận định JP đã và đang ở tình trạng càng bay càng lỗ, nếu không có giải pháp kịp thời, hết năm 2008 sẽ không còn vốn hoạt động thì JP vẫn tiếp tục có công văn xin thương quyền mở đường bay quốc tế với lời hứa "phấn đấu giảm số người lao động nước ngoài tại công ty phù hợp với quy định trong quý I-2009". Nguồn vốn đang khó khăn, trong khi Qantas chưa có ý định rót thêm vốn theo hợp đồng đã ký kết, không hiểu JP sẽ huy động nguồn lực ở đâu để bay, hay đây chỉ là bước đi thể hiện "tầm nhìn xa" của JP? Trong thông báo gần đây, Bộ GTVT cũng đã đề nghị sớm tổ chức cơ cấu lại JP. Đó là điều hết sức cần thiết để DN có thể đứng trên đôi chân của chính mình. Tiếng là hãng hàng không giá rẻ, nhưng giá dầu thế giới đã xuống rất thấp, nhưng JP vẫn chưa bỏ phụ thu nhiên liệu trong khi Vietnam Airlines đã bỏ, Indochina Airlines cũng không thu… Rõ ràng, cần rất nhiều sự nỗ lực của cả các nhà đầu tư, cơ quan chức năng để hãng hàng không này tránh lụi bại thêm.

(Theo báo Hà nội mới )

  • SeABank lập Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản
  • VietinBank lập trung tâm dự phòng đạt chuẩn quốc tế
  • Hà Nội: Khởi công xây dựng TT Thương mại chợ Mơ
  • Phát điện tổ máy số 3 Thủy điện Tuyên Quang
  • Công ty TNHH Nidec Vietnam Corporation: Đầu tư hơn 20 triệu USD mở rộng sản xuất
  • 15 vụ đầu tư “thảm bại” nhất Phố Wall năm 2008
  • Công ty TNHH Nidec Vietnam Corporation: Đầu tư hơn 20 triệu USD mở rộng quy mô sản xuất
  • Tập đoàn kinh Đô khánh thành nhà máy tại Bình Dương
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao