Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Cơ hội cho Sfone đang được tính bằng ngày

“Tồn tại hay không tồn tại?” hiện vẫn đang là câu hỏi lớn đối với SFone
“Tồn tại hay không tồn tại?” hiện vẫn đang là câu hỏi lớn đối với SFone

Vừa qua, báo DĐDN có bài “Thị trường CNTT: Ở khó, đi còn khó hơn” đề cập tới việc hợp tác giữa SK Telecom và Công ty cổ phần Dịch vụ bưu chính viễn thông Sài Gòn (SPT) sau tuyên bố dừng đầu tư vào mạng Sfone của SK Telecom. Đã có khá nhiều nhận định và đồn đoán về tương lai của Sfone hậu tuyên bố này.

Bản thân đại diện SFone cũng đã phải đăng đàn để đính chính rằng, thực ra thì SK Telecom chưa đưa ra quyết định cuối cùng về việc tiếp tục hợp tác với SPT hay không. Và rằng hai bên vẫn đang trong quá trình thương thảo về việc này. Tuy nhiên, cho tới nay, kết quả của cuộc thương thảo vẫn chưa được đưa ra chính thức. Câu hỏi về số phận của SFone - “đứa con” chung giữa SK Telecom và SPT vẫn chưa có lời đáp.

Không còn nhiều thời gian

Không biết những quan chức của SK Telecom, SPT và SFone có cảm thấy sốt ruột vì thời gian đàm phán chuyện đi - ở của SK Telecom đã bị kéo quá dài hay không, nhưng chắc chắn những người đang sử dụng mạng di động SFone thì có. Trên các diễn đàn CNTT - viễn thông, câu chuyện “tồn tại hay không tồn tại” của SFone nhận được rất nhiều sự quan tâm của những người đã và đang dùng SFone. Ông Hoàng Ngọc Diệp - chuyên gia về mạng CDMA, nguyên là Trưởng Đại diện tại Việt Nam của Qualcomm cho rằng: “CDMA vẫn có thể chiếm lĩnh khoảng 25% thị phần, vì đây cũng là dự đoán của rất nhiều tổ chức viễn thông quốc tế đối với thị trường di động 3G của thế giới. Tại Việt Nam, SFone cũng như EVN Telecom (CDMA450) vẫn có thể chiếm lĩnh một tỷ lệ tương tự”. Tuy nhiên, ông Diệp cũng khẳng định rằng: “Công nghệ tiên tiến chỉ là một công cụ cho nên không thể áp dụng thành công nếu không có những khả năng của con người (tư duy, tổ chức, tính chuyên nghiệp…). Chính vì thế, hiện nay các mạng này chỉ còn rất ít thời gian để khẳng định và chiếm lĩnh cho riêng mình một thị phần phù hợp với tính năng công nghệ. Họ cần phải thật sự đẩy mạnh, thay đổi phương cách hoạt động để tận dụng các tính năng của 3G”.

Theo tìm hiểu của Doanh Nhân, hiện đang có 1 doanh nghiệp viễn thông lớn của Trung Quốc đang xúc tiến đàm phán để mua lại phần vốn của SK Telecom tại SFone và tiếp tục đầu tư vào mạng di động này.

Cho tới nay, thị trường di động đã chính thức có 8 nhà cung cấp dịch vụ với sự cạnh tranh rất quyết liệt để giành giật thị phần. Thị trường hiện chia thành 2 nhóm: Nhóm các đại gia gồm Vietel, MobiFone và VinaPhone chiếm giữ phần lớn thị phần. Nhóm còn lại gồm SFone, Vietnamobile, Beeline, EVN Telecom và Đông Dương Telecom. Điều đáng nói là, trong nhóm thứ hai, mặc dù đang có lượng thuê bao lớn nhất (7,5 triệu), nhưng chính sự mập mờ về tương lai đang khiến SFone có phần chậm chạp và chưa có được những chiến lược thực sự rõ ràng trong cuộc cạnh tranh quyết liệt với các doanh nghiệp khác. Chỉ cần nhìn vào sự quyết tâm và số thuê bao mà Beeline dành được chỉ sau một thời gian ngắn có mặt trên thị trường (hơn 2 triệu thuê bao), có thể thấy rõ ràng lời khẳng định của ông Hoàng Ngọc Diệp về việc thời gian còn lại cho SFone để chiếm lĩnh “miếng bánh” thị phần cho mình không còn nhiều là điều hoàn toàn dễ hiểu.

Chỉ dứt khoát mới phát triển được

7.500.000 là số lượng thuê bao của Sfone hiện nay

Rõ ràng, để cứu vãn tương lai cho SFone, trước hết, những tính toán dằng dai về việc dừng hợp tác hay không giữa SK Telecom và SPT cần phải được giải quyết ngay. Cũng cần phải nói thêm rằng, cho dù mục đích chính của tuyên bố “gây sốc” của SK Telecom là gì thì không thể phủ nhận những tổn thất về kinh doanh, thị trường và uy tín của SFone mà tuyên bố ấy tạo ra. Và bất chấp những bất cập kể trên, SFone hiện vẫn đang được coi là nhà mạng lớn thứ 4 trên thị trường với khoảng 7,5 triệu thuê bao. Do vậy, ông Hoàng Ngọc Diệp cho rằng: “Với những gì đã có, với tiềm năng công nghệ có sẵn mà chưa bao giờ khai thác, với nhu cầu của các phân khúc thị trường mà chưa mạng di động nào chịu khai thác, SFone vẫn còn cơ hội không nhỏ để chiếm lĩnh thị trường trong một thời gian ngắn. Nếu câu chuyện hợp tác SK Telecom - SPT được giải quyết rõ ràng và minh bạch thì tôi tin là sẽ có nhiều nhà đầu tư nước ngoài khác sẵn sàng tham gia, nhưng họ chỉ chịu tham gia sau khi quan hệ của SPT và SK Telecom đã được giải quyết xong”.

Tương lai nào cho SFone?

Theo một chuyên gia thì hiện chỉ có hai phương án cho tương lai của mạng di động SFone.

Phương án thứ nhất, tiếp tục duy trì công nghệ CDMA với sự đầu tư lớn hơn nữa về tài chính cũng như tâm huyết (có thể vẫn là SK Telecom hoặc một nhà đầu tư khác) để ít nhất vẫn giữ được vị trí thứ 4 trên thị trường như hiện nay.

Phương án thứ 2, SPT chấm dứt hợp tác với SK Telecom và SFone sẽ được đem bán lại cho các đại gia GSM. Theo chuyên gia này, nếu SFone được rao bán, nhiều khả năng các đại gia như Vietel, MobiFone, VinaPhone và kể cả GTel (ông chủ của Beeline) sẽ sẵn sàng đưa ra những lời đề nghị hấp dẫn. Vì nếu mua được SFone sẽ đồng nghĩa với việc có thêm được số lượng lớn thuê bao, đồng thời có thêm được kho số từ đầu số 095 hiện tại của SFone. Cách này rõ ràng hiệu quả hơn rất nhiều so với việc tung ra các chiêu khuyến mãi (hiện đã bị bộ Thông tin và Truyền thông giám sát một cách chặt chẽ) để thu hút thuê bao.

Tuy nhiên, những giả thiết này chỉ có thể xảy ra một khi cuộc đàm phán SK Telecom - SPT có kết quả rõ ràng. Trong khi cuộc đàm phán SK Telecom - SPT (đã được bắt đầu từ trước đó khá lâu) vẫn chưa ngã ngũ thì các thuê bao của SFone vẫn phải chờ đợi trong lo âu, còn các nhà đầu tư tiềm năng thì chỉ mong mối lương duyên SK Telecom - SPT sớm chấm dứt. Chỉ có những người trong cuộc dường như vẫn không biết câu “nhanh với chứ, vội vàng lên với chứ...”.

(Theo Thang Duy // Báo Doanh nhân)

  • Wells Fargo hoàn trả 25 tỷ USD cho chính phủ
  • Nga: Tập đoàn Lukoil đã quay trở lại Iraq
  • Dell và Digiworld Corporation thực hiện chiến dịch 'Máy tính học đường'
  • Nhiều nhà bán lẻ Nhật muốn vào Việt Nam
  • Doanh nghiệp viễn thông phải hoàn cước nếu dịch vụ kém
  • Toyota có thêm trạm dịch vụ ủy quyền tại Hà Đông
  • SPT mua 10.000 phần mềm Bkav tặng khách hàng
  • Cty TNHH Thế Anh - Kim Thành, Hải Dương: Đâu là lối thoát cho DN?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao