Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Jetstar Pacific kêu cứu

Liên tiếp trong thời gian qua, TCty Đầu tư & Kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đã có 2 công văn khẩn thiết gửi Thủ tướng về những khó khăn của Jetstar Pacific.

Cụ thể theo SCIC thì chỉ tính riêng 6 tháng đầu năm 2008, tình hình kinh doanh của Jetstar Pacific đã rơi vào tình trạng thua lỗ. Cụ thể trong thời gian này, Jetstar Pacific đã lỗ tới 10,7 triệu USD. Tính đến tháng 10.2008, DN này đã lỗ tới gần 55 triệu USD.

Theo SCIC, nguyên nhân của "thảm cảnh" này là do giá dầu tăng cao, tỉ giá USD biến động. Tuy nhiên còn có nguyên nhân khách quan là công tác dự báo thị trường chưa chính xác, điều hành chưa tốt và môi trường kinh doanh chưa thuận lợi.

Để bước đầu ngăn chặn những nguy cơ thua lỗ tiếp theo, SCIC đã yêu cầu DN này tiết kiệm chi phí, rà soát lại đường bay và huỷ một số đường bay không hiệu quả. Cụ thể là tạm dừng bay đường Sài Gòn - Huế, giảm tần suất đường bay Sài Gòn - Vinh từ 7 chuyến xuống còn 4 chuyến/tuần. Huỷ kế hoạch mở thêm các đường bay...

Tuy nhiên, với bấy nhiêu vấn đề và sự thua lỗ, đối tác Qantas tỏ ra đặc biệt lo ngại. Qantas cho rằng sẽ chỉ đầu tư thêm vào Jetstar Pacific với điều kiện môi trường kinh doanh phải được cải thiện. Trước đó (ngày 20.11), SCIC có công văn gửi Bộ Giao thông - Vận tải đề nghị tiếp tục tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong điều kiện kinh doanh.

SCIC cho rằng cho đến nay, điều kiện kinh doanh vẫn chưa hề được cải thiện và tiếp tục đẩy DN vào sự khó khăn mới về tài chính. Nếu không có giải pháp tháo gỡ, rất có thể đến hết năm 2008 Jetstar Pacific sẽ không còn vốn để hoạt động. Điều này sẽ buộc DN phải quay trở lại với tình hình như trước thời điểm tái cơ cấu DN.

Vì vậy, SCIC đề xuất với Chính phủ những biện pháp tháo gỡ trước mắt. Cụ thể là cho phép NĐT trong nước khác có đủ năng lực tài chính và khả năng hỗ trợ Jetstar Pacific được tham gia đầu tư vào Cty. Điều này được thực hiện qua hình thức phát hành tăng vốn cho nhà nước hoặc SCIC được thoả thuận nhượng quyền mua cổ phần tăng vốn của mình cho NĐT trong nước khác.

Bên cạnh đó, cho phép SCIC giảm tỉ lệ nắm giữ vốn điều lệ tại Jetstar Pacific với điều kiện SCIC cùng các cổ đông khác trong nước vẫn chiếm tỉ lệ vốn điều lệ chi phối. Dự kiến trong tuần tới, Chính phủ sẽ có ý kiến chỉ đạo về vấn đề này.

(Theo Lao động)

  • Dell bị ảnh hưởng nặng bởi suy thoái kinh tế
  • Panasonic, Samsung đầu tư vào SiBeam
  • VAFI khuyến nghị doanh nghiệp niêm yết tăng cường công bố thông tin
  • Total mua lại công ty Sài Gòn Gas
  • Cty TNHH Khánh Trình vi phạm Luật SHTT
  • Xử lý nước thải thu hồi khí biogas: Một hướng đi mới của Công ty Bidofood
  • Donataba hợp tác xây dựng khu liên hợp công-nông nghiệp
  • SCIC đề xuất giải pháp cấp bách “cứu” Jetstar Pacific
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao