Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khách sạn Hà Nội Fortuna: Nguy cơ rơi vào tay đối tác ngoại

Khách sạn Hà Nội Fortuna. Ảnh: L.D.

Kết quả thanh tra việc thành lập, hoạt động, chuyển nhượng phần vốn Việt Nam tại khách sạn Hà Nội Fortuna cho thấy, có thời điểm khách sạn ngập trong lỗ và nợ. Cty đại diện phần vốn phía Việt Nam đang có nguy cơ bị đối tác nước ngoài 'hất cẳng'.

Lỗ và nợ

Theo kết luận của Thanh tra Chính phủ (TTCP), cuối năm 2002, khách sạn Fortuna lỗ lũy kế hơn 8,4 triệu USD và nợ hơn 21 triệu USD do lãi mẹ đẻ lãi con, trong khi vốn điều lệ chỉ có 9 triệu USD.

Khách sạn Hà Nội Fortuna được thành lập trên cơ sở hợp đồng liên doanh ngày 1-12-1994 giữa Cty TNHH nhà nước một thành viên Đầu tư Thương mại và Du lịch Thắng Lợi với đối tác CHNG HODINHGS PTE.,LTD (Singapore). Trong đó, bên Việt Nam góp 40% vốn là giá trị quyền sử dụng 4.250m2 đất tại 6B Láng Hạ theo giá 16 USD/m2, thời hạn 35 năm. Song đến tháng 10-1995, trị giá lô đất để xây dựng khách sạn bị HĐQT Liên doanh hạ xuống còn 13,6 USD/m2, làm giảm trị giá phần vốn góp của phía Việt Nam.

Sau 7 năm hoạt động, phần lớn vốn của Liên doanh đã bị mất (lỗ 8,4 triệu USD/9 triệu USD vốn điều lệ), cộng thêm khoản nợ hơn 21 triệu USD từ việc vay 17,5 triệu USD với lãi suất 8,5%/năm Cty Hornblower (Singapore), khách sạn Fortuna đứng trên bờ vực phá sản.

Cơ quan chức năng cho rằng, lãi không trả được bị tính vào gốc để tính lãi tiếp đã khiến lãi suất thực vay của liên doanh lớn hơn nhiều lần so với lãi suất vay và cho vay đã đăng ký với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và liên doanh rơi vào tình cảnh không trả được gốc và lãi.

Về lỗ lũy kế của Liên doanh khách sạn Fortuna, TTCP nhận định: Có nguyên nhân khách quan do khủng hoảng tài chính toàn cầu, nhưng nguyên nhân chủ yếu là tính lãi vay đầu tư khách sạn ở mức cao; chi phí quản lý khách sạn ở mức cao nhất so với các khách sạn 4-5 sao trên địa bàn Hà Nội (Fortuna đã phải chi hơn 6,2 triệu USD thuê một Cty của Singapore làm quản lý khách sạn từ 1998-2008).

Nguy cơ bị hất cẳng

Trước tình hình làm ăn thua lỗ, phía nước ngoài đã đưa ra hàng loạt yêu cầu, trong đó có việc tăng vốn điều lệ từ 9 triệu USD lên 18 triệu USD và Cty Thắng Lợi phải làm việc với cơ quan có thẩm quyền để xóa bỏ điều kiện chuyển giao không bồi hoàn ghi trong giấy phép đầu tư sau khi kết thúc thời hạn của liên doanh và chuyển liên doanh thành Cty cổ phần. Điều kiện trên của đối tác nước ngoài thực chất là kéo dài vô thời hạn hoạt động của liên doanh.

Đến ngày 1-6-2006, Cty Thắng Lợi đã đàm phán với đối tác nước ngoài về các điều kiện và ký kết thỏa thuận tài trợ vốn pháp định, trong đó có nội dung tăng vốn điều lệ và cho phép Cty Hornblower góp 35% phần vốn. Đổi lại, Cty này sẽ hỗ trợ Cty Thắng Lợi 2,7 triệu USD còn thiếu khi điều chỉnh tăng vốn. Sau đó, hoạt động của khách sạn Fortuna dần dần có lãi. Trong đó, mức lãi đến cuối năm 2007 là trên 2,5 triệu USD, năm 2008 là gần 5,9 triệu USD.

Tuy nhiên, Cty Thắng Lợi không được các đối tác chia lãi từ việc kinh doanh khách sạn Fortuna vì chưa thực hiện cam kết xóa bỏ điều kiện chuyển giao không bồi hoàn và cổ phần hóa liên doanh. Phía đối tác còn doạ sẽ hủy bỏ cam kết, đồng thời gợi ý phía Việt Nam chuyển nhượng số vốn góp để Liên doanh thành doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

Từ tờ trình của Cty Thắng Lợi, tháng 10-2009, ông Nguyễn Văn Biên, Phó Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã Việt Nam (LMHTXVN) ký quyết định phê chuẩn phương án chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp của Cty Thắng Lợi cho đối tác nước ngoài là Mekong Growth Fund Pte Ltd, với giá 10 triệu USD.

Vì lý do trên, TTCP kiến nghị Thủ tướng Chính phủ yêu cầu kiểm điểm trách nhiệm lãnh đạo LMHTXVN vì để xảy ra các khuyết điểm, vi phạm; trong đó ông Nguyễn Văn Biên có trách nhiệm trong việc ban hành quyết định phê chuẩn phương án chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp, ông Nguyễn Hải Giang (Tổng GĐ Cty Thắng Lợi) có trách nhiệm về việc chuyển nhượng 10% vốn điều lệ cho đối tác để xử lý hơn 1,1 triệu USD tiền góp vốn còn thiếu tại thời điểm đó.

TTCP cũng yêu cầu LMHTXVN có trách nhiệm phối hợp với các cơ quan có liên quan có phương án xử lý tình trạng kinh doanh thua lỗ tại khách sạn Fortuna, hoặc chuyển nhượng phần vốn của Cty Thắng Lợi trong liên doanh theo giá thị trường, báo cáo TTCP trước ngày 30-9-2010.

(Theo Lê Dương // Tienphong Online)

  • TPHCM: Quí 3 sẽ hoàn tất chuyển đổi DN nhà nước
  • Eurowindow: Cung cấp hệ thống cửa cho dự án Sunshine Hill Villas
  • Chậm thu mua tạm trữ nông sản Doanh nghiệp và nông dân cùng thiệt
  • DN nhỏ và vừa: Chính sách hỗ trợ ngoài tầm với
  • PVEP sẽ có thêm 4 triệu tấn dầu/năm từ nước ngoài
  • Tổng số nợ phải thu của 20 tổng công ty Nhà nước lên đến 26.586 tỉ đồng
  • Co.opmart ngừng bán sản phẩm của Vedan
  • Microsoft ngăn cản Google và Yahoo Nhật hợp tác
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao