Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khẳng định thương hiệu trên thị trường: “Chữ tín” là tiêu chí hàng đầu

May hàng xuất khẩu tại Công ty cổ phần May xuất khẩu Vũng Tàu, một trong 10 doanh nghiệp được Bộ Công thương tặng danh hiệu “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín” năm 2008.

Mới đây, 10 doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn Bà Rịa - Vũng Tàu vinh dự được nhận tặng danh hiệu “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín” năm 2008 do Bộ Công thương trao tặng. Kết quả này là sự nỗ lực rất lớn của các doanh nghiệp xuất khẩu trong giai đoạn khó khăn vừa qua, đặc biệt là việc giữ chữ “tín” trong quá trình khẳng định thương hiệu trên thị trường.


CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM LÀ HÀNG ĐẦU


Hơn một năm qua, do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp trong tỉnh gặp nhiều khó khăn do thị trường bị thu hẹp, giá cả nguyên liệu đầu vào tăng cao trong khi đó giá xuất khẩu lại giảm. Trong bối cảnh đó, đã có nhiều doanh nghiệp nỗ lực vượt qua khó khăn, mở rộng sản xuất kinh doanh, tiếp tục khẳng định được thương hiệu trên thị trường. Mỗi doanh nghiệp có một chiến lược kinh doanh riêng, nhưng tất cả đều có chung quan điểm là phải bảo đảm chất lượng sản phẩm và giữ được uy tín với khách hàng.


Trong số 10 doanh nghiệp của BR-VT được Bộ Công thương tặng danh hiệu “Doanh nghiệp xuất khẩu uy tín” năm 2008 có 3 doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đó là: Công ty cổ phần Chế biến xuất nhập khẩu thủy sản Bà Rịa-Vũng Tàu, Công ty cổ phần Hải Việt, Công ty cổ phần thủy sản và xuất nhập khẩu Côn Đảo. Theo đánh giá của ngành thương mại, sau gần hai năm Việt Nam gia nhập WTO, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản BR-VT đã khẳng định được thương hiệu cả thị trường nội địa và quốc tế. Công ty cổ phần Thủy sản và xuất nhập khẩu Côn Đảo (Coimex) chuyên chế biến sản phẩm surimi, đạt tiêu chuẩn chất lượng HACCP… Đây cũng là doanh nghiệp duy nhất của tỉnh có dây chuyền sản xuất các mặt hàng mô phỏng sau surimi. Mặc dù chỉ xuất khẩu một mặt hàng là surimi nhưng công ty luôn xác định “ưu tiên cho đầu tư đổi mới công nghệ và thiết bị nhằm nâng cao năng lực sản xuất, bảo đảm các tiêu chí về vệ sinh an toàn thực phẩm”. Chính từ thực tế này, công ty ngày càng khẳng định thương hiệu của mình. Hiện, công ty có hơn 30 khách hàng các nước thường xuyên quan hệ mua bán. Trong đó có các thị trường lớn như: Trung Đông, châu Âu, Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ, Canada, Ai Cập. Năm 2008 là một năm đầy khó khăn đối với cộng đồng doanh nghiệp xuất khẩu do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế, nhưng Coimex vẫn giữ được mức tăng trưởng ổn định với lượng hàng hóa xuất khẩu đạt 15.127 tấn, doanh thu 40 triệu USD, tăng gần gấp đôi so với năm trước. Ông Lê Văn Kháng, Tổng Giám đốc Công ty, cho biết: “Để đứng vững trên thương trường công ty luôn quan tâm đến chất lượng, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm”.


Cũng nhằm bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, ổn định sản lượng sản xuất, đáp ứng lượng hàng giao cho khách trong giai đoạn khó khăn, Công ty TNHH Nam Long đã đầu tư, mua sắm thiết bị tiên tiến để nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng năng suất và giảm giá thành. Trong năm 2008, công ty đã đầu tư 2 triệu USD mua sắm thiết bị chế biến hạt điều công nghệ của Italia với công suất 2 tấn/giờ. Nhờ có dây chuyền công nghệ mới công ty đã giảm được 70% lao động, tiết kiệm khoản chi phí không nhỏ trong sản xuất. Hiện nay, sản phẩm của công ty đã có mặt ở các thị trường: Mỹ, châu Âu, châu Á…


GIỮ “CHỮ TÍN”


Mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng các doanh nghiệp xuất khẩu vẫn cố gắng duy trì sản xuất, tìm cách hạ giá thành sản phẩm để bảo đảm giao hàng đúng hợp đồng. Theo ông Nguyễn Phi Long, Giám đốc Công ty TNHH Nam Long, càng khó khăn, “chữ tín” càng phải được đặt lên hàng đầu. Chính vì vậy, trong năm 2008, mặc dù có những thời điểm nguyên liệu mua vào giá cao gần gấp đôi so với giá bán nhưng công ty vẫn cố gắng tìm cách giảm giá thành sản phẩm không bỏ bất kỳ hợp đồng nào đã ký. Ông Ngô Văn Hải, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Hải Việt, chia sẻ: “Tất cả các doanh nghiệp muốn có thương hiệu phải tạo được uy tín với khách hàng. Ngay cả trong lúc tình hình kinh tế khó khăn nhất, dù hợp đồng ký lỗ nhưng cũng phải thực hiện. Có như vậy mới giữ được khách hàng, làm ăn lâu dài.


Ở lĩnh vực dịch vụ dầu khí , Công ty TNHH Vietubes lại cho rằng, chất lượng sản phẩm là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Bởi, trong ngành dầu khí, sự rủi ro rất lớn, nếu chất lượng sản phẩm không bảo đảm an toàn cho các công trình có sử dụng sản phẩm của mình. Ông Nguyễn Văn Tuyên, Phó Tổng Giám đốc Công ty Vietubes cho biết: “Thời gian tới, để quảng bá thương hiệu của công ty, chúng tôi vẫn duy trì những sản phẩm truyền thống phục vụ cho ngành dầu khí, bảo đảm hệ thống chất lượng quốc tế đồng thời đáp ứng các điều kiện về thời gian”.


Mỗi thương hiệu đều được xây dựng bằng kinh nghiệm và sự năng động sáng tạo riêng của doanh nghiệp. Trong giai đoạn nền kinh tế gặp nhiều khó khăn hiện nay, các doanh nghiệp đã biết vận dụng và phát huy những kinh nghiệm quý báu vào việc xây dựng thương hiệu để tiếp tục khẳng định uy tín trên thị trường. Những kinh nghiệm ấy cần được nhân rộng trong cộng đồng doanh nghiệp.

(Theo báo Bà Rịa Vũng Tầu)

  • Doanh nghiệp Việt: Cơ hội trong tay
  • Chi hội thương gia Đài Loan tỉnh Bình Dương: Tổ chức tập huấn nghiệp vụ xuất nhập khẩu cho các nhà đầu tư Đài Loan
  • Hiệp hội các chủ doanh nghiệp Pháp: Tìm hiểu môi trường đầu tư tại Bình Dương
  • Cổ phiếu General Motors và Citigroup bị loại khỏi Dow Jones
  • Vietnam Airlines mua thêm 18 máy bay Airbus
  • Alibaba.com vào Việt Nam
  • Doanh nghiệp Nhật Bản tìm cơ hội đầu tư tại TPHCM
  • Americantours muốn lập liên minh với doanh nghiệp Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao