Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Khi người lính làm kinh tế

Dù trong bất kỳ thời điểm và hoàn cảnh nào, những người lính “Bộ đội Cụ Hồ” luôn thực hiện tốt chức năng là đội quân chiến đấu, đội quân công tác và đội quân sản xuất theo lời dạy của Bác Hồ. 

Ngày 23/8/1956, Bộ Quốc phòng đã ra Nghị định số 030/NĐ thành lập Cục nông binh và điều chuyển gần 8 vạn cán bộ, chiến sĩ làm quân đội sang làm nhiệm vụ sản xuất, xây dựng đất nước. 55 năm trôi qua, quân đội đã và đang phát huy vai trò xây dựng kinh tế quốc phòng vừa tham gia phát triển kinh tế xã hội.

Dấu ấn từ các KKT quốc phòng

Khi nhận nhiệm vụ sản xuất, xây dựng kinh tế, quân đội đã thể hiện rõ vai trò nòng cốt về xây dựng các khu kinh tế quốc phòng (KTQP) trên các địa bàn chiến lược, biên giới. Nếu tính từ mô hình khu KTQP đầu tiên được thành lập ở Mường Chà, tỉnh Lai Châu, đến nay, quân đội đã xây dựng được 22 khu KTQP ở những vị trí xung yếu trên tuyến biên giới đất liền. Tại những nơi này, các đoàn KTQP đã xây dựng 902 km đường giao thông, 75 cầu bê tông và cầu treo, 302 công trình cấp nước sinh hoạt, 221 công trình thủy lợi, 20 bệnh xá quân dân y kết hợp... Các đoàn KTQP đã thực hiện tốt các chương trình xóa đói giảm nghèo, giảm tỷ lệ hộ nghèo 4-6%/năm so với tổng số hộ vùng dự án, tạo việc làm cho 62.000 hộ dân, ổn định cuộc sống cho gần 23.000 hộ dân.

Cty GAET làm việc với đại diện Bộ Quốc phòng Lào về hoạt động liên doanh dịch vụ khoan nổ mìn
 
Điển hình như dự án khu KTQP Bắc Hải Sơn do Đoàn 42 đảm nhiệm thuộc diện đặc biệt khó khăn của thành phố Móng Cái (tỉnh Quảng Ninh) đã hình thành những vùng sản xuất hàng hóa tập trung, mang lại thu nhập cao từ chăn nuôi, vườn đồi, giúp mỗi hộ dân lãi từ 50-70 triệu đồng/năm. Đoàn 326 được thành lập nhằm triển khai dự án Khu KTQP Sông Mã thuộc địa phận tỉnh Sơn La và Điện Biên. Qua 9 năm triển khai (2002-2011), Đoàn đã xây dựng thế trận lòng dân bền vững nhờ thực hiện phương châm 4 cùng (cùng ăn, cùng ở, cùng làm, cùng nói tiếng dân tộc), hướng tới 4 giảm (giảm tệ nạn xã hội, giảm truyền đạo trái phép, giảm tình trạng di dịch cư tự do, giảm tỷ lệ hộ đói nghèo). Hay Binh đoàn 15, binh đoàn xanh trên vùng đất Tây Nguyên ngoài việc thực hiện tốt chính sách dân tộc của Đảng, góp phần xây dựng tuyến biên giới hữu nghị đã góp phần làm thay da đổi thịt nơi đây... Như vậy, các đoàn KTQP thể hiện rõ nét ba chức năng quân đội là chiến đấu, công tác và sản xuất. Theo Trung tướng Lê Hữu Đức - Ủy viên BCHTƯ Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng, mô hình khu KTQP do quân đội triển khai trở thành nhân tố không thể thiếu trong công cuộc xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội, thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo, đảm bảo an sinh xã hội của đất nước.

Sự lớn mạnh của DN quân đội

Cùng tham gia làm kinh tế, bên cạnh các đoàn kinh tế quốc phòng, các DN quân đội đã khẳng định là một bộ phận quan trọng trên mặt trận sản xuất, xây dựng kinh tế, mang đặc thù quốc phòng. Thiếu tướng Trần Trung Tín - Cục trưởng Cục Kinh tế, Bộ Quốc phòng cho biết: “Do đặc điểm được hình thành từ các nhà máy quốc phòng, các công trình trong các cuộc chiến tranh bảo vệ tổ quốc nên các DN quân đội có lịch sử phát triển khá dài. Họ đã tham gia nhiều lĩnh vực then chốt của nền kinh tế quốc dân như giao thông, thủy lợi, thủy điện, xây dựng khai thác mỏ, cơ khí đóng tàu, bay dịch vụ, cảng biển...”. Đến năm 2011, Bộ Quốc phòng có 1 tập đoàn, 16 TCty, 7 Cty mẹ - con, 61 Cty độc lập, 52 Cty cổ phần.

Nhiều DN quân đội đã tự khẳng định mình, sản xuất ổn định nhất là trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt của cơ chế thị trường và những bất lợi về địa bàn đứng chân, cùng với tác động của khủng hoảng tài chính. Một số DN công nghiệp quốc phòng, hậu cần kỹ thuật trong điều kiện các đơn đặt hàng quốc phòng chỉ 10% nhưng luôn chủ động chiếm lĩnh thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu, làm ra những sản phẩm mang thương hiệu quốc tế. Một số DN quân đội đã đầu tư ra nước ngoài có hiệu quả như Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel) đã trở thành DN viễn thông đầu tiên của VN đầu tư ra nước ngoài có hiệu quả. Hiện Viettel đang triển khai mạng lưới và dịch vụ kinh doanh tại Lào, Campuchia, Hai-ti, và đã được cấp giấy phép tại Pêru, trúng thầu tại Mô-dăm-bích. Nhiều DN đặc biệt chú trọng mở rộng hợp tác quốc tế như Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn đã liên doanh với 3 hãng tàu lớn trên thế giới I MOL (Nhật Bản), Hanjin (Hàn Quốc) và Wanhai (Đài Loan) để đầu tư trang thiết bị và trực tiếp khai thác bền vững...

Chỉ tính 5 năm gần đây, doanh thu của các DN quân đội tăng 200%, lợi nhuận trước thuế tăng, 476,5%, nộp ngân sách tăng 517%, thu nhập ngân sách tăng 102%. Năm 2010, doanh thu các đơn vị kinh tế 150 nghìn tỉ đồng, lợi nhuận trước thuế trên 16 nghìn tỉ, nộp ngân sách 13.600 tỉ đồng, thu hút 160.000 lao động, thu nhập bình quân của người lao động đạt trên 6,5 triệu đồng/tháng. Phát huy những gì đã có, nhiều DN quân đội đang phấn đấu trở thành những DN mạnh, cùng các DN nhà nước giữ vai trò chủ đạo của nền kinh tế...

  • Petrolimex tự quyết giá: Ai sẽ kiềm chế lạm phát?
  • Lương 'khủng" ở Vietinbank: 18,5 triệu/người/tháng
  • Tồn kho và đình đốn: DN đón 2012 trong nỗi bất an
  • Lợi nhuận trước thuế 2011 của Viettel gần 1 tỷ USD
  • Doanh nghiệp còn thờ ơ hội nhập
  • Cao, thấp thưởng Tết ngân hàng
  • Trà Tâm Lan: Gian nan bảo vệ lẽ phải
  • Sắp diễn ra sự kiện thường niên lớn nhất cho doanh nghiệp FDI
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao