Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kinh doanh gas: Làm nhỏ bị thiệt ?

Chiều 8-1, hơn 20 doanh nghiệp (DN) gas vừa và nhỏ tổ chức họp tại TPHCM lấy ý kiến xung quanh Nghị định 107/2009/NĐ-CP về quản lý kinh doanh gas (sẽ được thực hiện từ ngày 15-1 tới). Các DN cho rằng: Nghị định này chỉ có lợi cho các DN lớn, gây bất lợi cho DN vừa và nhỏ cũng như người tiêu dùng.


Ông Lê Thanh Long, Giám đốc PT Gas (đứng):
Chấp nhận đi tù vì phá sản DN khi quy định mới “bóp chết” DN gas vừa và nhỏ

Đầu tư vỏ bình: 6.800 tỉ đồng

Với yêu cầu mỗi một DN phải có 300.000 vỏ bình, kho chứa 800 m3, các DN cho rằng nếu áp dụng họ sẽ bị phá sản. Theo tính toán của các DN, hiện cả nước có khoảng 60 DN kinh doanh gas, theo quy định mới thì tổng số lượng bình gas phải đầu tư là khoảng 18 triệu vỏ, tổng chi phí khoảng 6.800 tỉ đồng.
 
Tính ra, mỗi DN vừa và nhỏ phải đầu tư cho vỏ bình đến 120 tỉ đồng, chưa kể đầu tư cho kho chứa cũng từng ấy tiền. Nghịch lý là lượng gas cung ứng cho dân dụng hiện nay chỉ khoảng 700.000 tấn/năm, tương ứng 7 triệu vỏ bình.

Ông Lê Thanh Long, Giám đốc Công ty CP Xây lắp điện Tuy Phước (PT Gas), diễn giải: Tỉnh Bình Định có 380.000 hộ dân với 7 DN cung ứng gas. Hiện tỉnh này có khoảng 50% hộ gia đình sử dụng gas. Nếu đầu tư đúng quy định thì có đến hơn 2 triệu vỏ bình, mỗi hộ phải sử dụng đến 11,5 bình gas.

Quá vô lý. Theo ông Trần Trung Nhật, Giám đốc Công ty TNHH SX TM Thái Dương (Sunpetro Gas), Tây Ninh cũng chỉ có 300.000 hộ gia đình, có 4 DN cung ứng gas thì phải đầu tư 1,2 triệu vỏ bình. Lượng vỏ bình thừa ra đó để làm gì?

Một bất cập khác: Nhà máy sản xuất vỏ bình lớn nhất hiện nay của Petro VN cũng chỉ sản xuất tối đa 300.000 vỏ bình/năm thì kiếm đâu ra đủ số vỏ bình cung ứng cho các DN.

Triệt tiêu cạnh tranh

Một quy định oái oăm khác là mỗi đại lý gas chỉ được phép kinh doanh 3 nhãn hiệu gas. Điều này buộc DN kinh doanh gas phải vận chuyển gas từ nhiều khu vực khác nhau, qua nhiều cấp trung gian, lưu kho nên chi phí vận chuyển sẽ cao, đồng nghĩa với giá gas cũng tăng theo.
 
Hiện cả nước có khoảng 8.000 đại lý gas, tương đối phủ khắp địa bàn, cự ly giao hàng lẻ khá ngắn. Còn quy định mới với cùng một địa bàn chỉ có 15 thương hiệu gas, cự ly vận chuyển gas lẻ sẽ tăng lên nhiều lần, người tiêu dùng sẽ phải tiêu thụ gas với giá cao do DN cộng thêm chi phí vận chuyển.

Sau cuộc họp, hơn 20 DN gas vừa và nhỏ cùng ký vào bản kiến nghị gửi Chính phủ, Bộ Công Thương cũng như UBND các địa phương yêu cầu điều chỉnh một số điều bất hợp lý trong Nghị định 107 về quản lý mặt hàng khí hóa lỏng (gas).

DN yêu cầu nên cho họ tự đăng ký phát triển lượng vỏ bình ở từng địa phương theo tình hình thực tế. Cho phép các đại lý được ký hợp đồng với nhiều DN để có nhiều nhãn hiệu gas khác nhau để người tiêu dùng được quyền lựa chọn sản phẩm.

(Theo LONG GIANG // Nguoilaodong Online)

  • Đẩy mạnh đưa bia Sài Gòn ra thế giới
  • Nestlé mua lại mảng pizza đông lạnh từ Kraft Foods
  • Petro Vietnam đặt mục tiêu doanh thu 329.000 tỷ đồng năm nay
  • Kinh tế 2010 nhìn từ doanh nghiệp (Phần 2)
  • Ra mắt tổng công ty Điện lực - TKV
  • GM có thể sẽ đóng cửa Saab
  • Apple mua lại Quattro Wireless
  • Indochina Airlines có thể “cất cánh” trở lại từ 20/1
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao