Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Kinh nghiệm vượt qua thách thức của Vietsovpetro

Giàn khoan ngoài khơi Vũng Tàu.
 Xí nghiệp Liên doanh Dầu khí Việt - Xô (Vietsovpetro) là đơn vị chủ công của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Cùng với những bước phát triển mới trong lĩnh vực tìm kiếm thăm dò, khai thác và cung cấp các dịch vụ dầu khí đa dạng, đơn vị thật sự là đầu tàu, là nơi cung cấp nguồn nhân lực quan trọng cho ngành dầu khí nước ta trong hội nhập kinh tế quốc tế.
 
Kinh nghiệm về tính chủ động

Qua hai năm đương đầu với những khó khăn thách thức của khủng khoảng kinh tế, đã cho Vietsovpetro nhiều kinh nghiệm quý trong hội nhập kinh tế quốc tế, mà nổi lên là:

Trước hết, Xí nghiệp đã vận dụng đúng và sáng tạo đường lối đổi mới của Ðảng vào việc tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ của doanh nghiệp có vốn nhà nước liên doanh với nước ngoài. Phát huy được vai trò là hạt nhân chính trị lãnh đạo của cán bộ, đảng viên, công nhân viên phía Việt Nam, chủ động trong mọi lĩnh vực, phối hợp chặt chẽ với phía Nga tổ chức thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ do hai Chính phủ giao trong công tác tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí tại thềm lục địa Việt Nam; góp phần thực hiện thắng lợi đường lối kinh tế thị trường, định hướng XHCN của Ðảng, Nhà nước ta trong thời kỳ chủ động và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế. Ðây chính là nhân tố quyết định kết quả hoạt động của Vietsovpetro trong  suốt 28 năm qua. Ðảng bộ Xí nghiệp Liên doanh phát huy vai trò hạt nhân lãnh đạo trong các hoạt động của xí nghiệp. Khi mới thành lập, Ðảng bộ Xí nghiệp Liên doanh chỉ có năm chi bộ với 45 đảng viên, đến nay đã có 133 chi bộ, 15 Ðảng bộ cơ sở, hai Ðảng bộ bộ phận, với tổng số 1.814 đảng viên.

Hai là, đã tạo dựng được cơ sở vật chất, kỹ thuật vững chắc trên bờ và trên biển để phát triển công nghiệp dầu khí. Hiện nay, ở trên biển, Xí nghiệp đã xây dựng và vận hành 12 giàn cố định, hai giàn công nghệ trung tâm, 9 giàn nhẹ, ba giàn bơm ép nước, ba trạm rót dầu không bến, hai giàn nén khí, hai giàn khoan tự nâng, 445 km đường ống nội mỏ. Căn cứ tổng hợp trên bờ có công suất bảo đảm cung ứng dịch vụ cho thực hiện 130 nghìn m khoan/năm, cảng chuyên dụng gồm 10 cầu cảng tổng chiều dài 1.300 m và hai bãi lắp ráp chuyên dụng phục vụ công tác lắp ráp giàn khai thác. Nhờ đó, góp phần đưa Việt Nam trở thành nước khai thác và xuất khẩu dầu đứng thứ ba trong khu vực Ðông - Nam Á. Xí nghiệp Liên doanh đã phát hiện ba mỏ dầu có giá trị công nghiệp, với chi phí phát hiện thấp và đã khai thác được hơn 180 triệu tấn dầu từ mỏ Bạch Hổ, Rồng và Ðại Hùng, thu gom và vận chuyển vào bờ hơn 20 tỷ m3 khí đồng hành. Ðáng lưu ý là đã phát hiện ra mỏ dầu lớn trong đá móng gra-nit nứt nẻ trước Ðệ tam ở mỏ Bạch Hổ (không có mỏ dầu tương tự trên thế giới) là yếu tố thúc đẩy đầu tư nước ngoài vào ngành dầu khí. Chủ động đề xuất và áp dụng nhiều giải pháp công nghệ - kỹ thuật phù hợp để khai thác tối ưu và nâng cao hệ số thu hồi dầu khí từ 18% lên 40,3% trong tầng dầu ở móng mỏ Bạch Hổ, mang lại hiệu quả kinh tế...

Ba là, Vietsovpetro đã và đang góp phần quan trọng cho sự nghiệp phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và tạo lợi nhuận đáng kể đối với Liên bang Nga. Tính từ năm 1986 đến hết tháng 12-2009, doanh thu từ bán dầu đạt 47,7 tỷ USD, nộp ngân sách Nhà nước đạt 30,7 tỷ USD, lợi nhuận LB Nga 8,1 tỷ USD. Bên cạnh hoạt động khai thác dầu và khí, Vietsovpetro còn cung cấp các dịch vụ cho bên ngoài như chế tạo, lắp đặt công trình biển; cho thuê phương tiện, thiết bị và nhân công; kết nối và vận hành mỏ; bảo trì, bảo dưỡng thiết bị; nghiên cứu khoa học và thiết kế..., với doanh thu năm sau cao hơn năm trước, tính từ năm 1991 đến nay đạt gần 800 triệu USD (không kể dự án PM 3 - Cà Mau).

Bốn là, công tác đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ có hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế. Căn cứ Quy chế cán bộ, việc đánh giá cán bộ, tiêu chuẩn hóa cán bộ, quy hoạch, đào tạo, lựa chọn, đề bạt, bổ nhiệm lại, điều động và luân chuyển cán bộ đều được Ðảng ủy, Ban Giám đốc xí nghiệp Liên doanh tiến hành theo quy trình chặt chẽ.

Xí nghiệp luôn chủ động đề xuất với đảng ủy, cấp ủy cấp trên về xây dựng và thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, đủ sức làm công tác chuyên môn, kỹ thuật, công tác đảng, đoàn thể, có trình độ và tay nghề cao, đã có thể làm chủ công nghệ, điều hành tốt các chu trình sản xuất, từng bước thay thế chuyên gia Nga. Hiện nay ở Xí nghiệp Liên doanh có 6.489 cán bộ, công nhân đang làm việc (Việt Nam có 5.987 người; Nga có 502 người). Trong số cán bộ, công nhân Việt Nam có 35 tiến sĩ, 84 thạc sĩ, 2.147 kỹ sư, cử nhân thuộc nhiều ngành nghề khác nhau cùng với 3.285 công nhân kỹ thuật lành nghề, có nhiều người được cấp chứng chỉ quốc tế. Ðến nay, hầu hết các chức danh trong Ban Giám đốc, Giám đốc các Xí nghiệp thành viên, các trưởng phòng bộ máy điều hành đều do phía Việt Nam đảm nhiệm.

Năm là, Vietsovpetro là động lực thúc đẩy phát triển công nghiệp, dịch vụ, góp phần vào việc phát huy nội lực nền kinh tế đất nước. Chi tiêu trong nước cho hoạt động sản xuất không ngừng tăng lên và hiện đang chiếm tỷ lệ hơn 50% tổng chi phí của xí nghiệp. Ngành dầu khí nước ta hôm nay có vị trí trong cộng đồng các quốc gia khai thác dầu mỏ trên thế giới và ở khu vực Ðông - Nam Á không chỉ về khai thác dầu khí, mà cả việc thiết kế, chế tạo các phương tiện kỹ thuật phục vụ khai thác dầu khí. Ðó chính là phẩm chất trí tuệ, lòng yêu nghề và khát vọng tìm dầu của những người làm dầu khí nước ta không chỉ nêu cao tinh thần chủ động, sáng tạo, mà còn vượt qua những thách thức để tìm kiếm, khai thác nhiều dầu và khí cho Tổ quốc.

Những giải pháp mới

Mục tiêu chiến lược phát triển của Xí nghiệp Liên doanh từ 2010 đến năm 2015 là cùng các thành viên trong Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, đưa dầu khí trở thành một ngành kinh tế - kỹ thuật quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước; xây dựng ngành dầu khí thành tập đoàn kinh tế vững mạnh. Từ mục tiêu tổng quát đó, Xí nghiệp Liên doanh tập trung tiếp tục phấn đấu là đơn vị chủ lực của ngành dầu khí, là lực lượng nòng cốt để xây dựng Tập đoàn dầu khí, ngành công nghiệp và kinh tế mũi nhọn trong tiến trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế với những bước đi, giải pháp cụ thể:

Kiên trì thực hiện phương châm: Biến thách thức thành thời cơ, khó khăn thành thuận lợi, kiên quyết không điều chỉnh các chỉ tiêu kinh tế được giao. Trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ cần thật sự lắng nghe và chia sẻ với đảng viên và quần chúng trong đơn vị; đồng thời giữ gìn sự đoàn kết cao trong nội bộ. Quan tâm điều kiện làm việc, cơ hội phát triển cho cán bộ, đảng viên, công nhân, viên chức. Phân công nhiệm vụ cụ thể cho đảng viên và yêu cầu đảng viên giữ vững vai trò tiền phong gương mẫu, lao động giỏi. Thực hiện phương châm hành động: Ðổi mới quyết liệt, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, quyết định kịp thời. Bảo đảm thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở, chủ động bố trí sắp xếp thời gian làm việc tại cơ sở, giao ban tại công trường, tìm hiểu giải quyết các vấn đề nổi cộm, tháo gỡ vướng mắc cũng như nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cán bộ, đảng viên, công nhân viên và người lao động ở cơ sở.

Là đầu tàu trong ngành kinh tế mũi nhọn, Xí nghiệp thường xuyên bám sát sự vận động của thực tiễn, diễn biến của thị trường, kịp thời điều chỉnh giải pháp cho phù hợp khi tình thế đã thay đổi; đồng thời tổ chức chỉ đạo thực hiện khẩn trương và quyết liệt việc bảo đảm khai thác dầu khí một cách an toàn và hiệu quả trên cơ sở Sơ đồ công nghệ khai thác và xây dựng mỏ Bạch Hổ hiệu chỉnh được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt năm 2008 và Sơ đồ tổng thể phát triển mỏ Rồng.  Bên cạnh đó đẩy mạnh hơn nữa công tác tận thăm dò, gia tăng trữ lượng, tìm mọi giải pháp để sớm đưa các khu vực có triển vọng đã được đánh giá trữ lượng vào khai thác nhằm duy trì và ổn định sản lượng khai thác trong giai đoạn trước và sau năm 2010, với sản lượng khai thác năm 2010 dự tính 6,2 triệu tấn dầu.

Coi trọng công tác tìm kiếm, thăm dò mở rộng vùng hoạt động của Xí nghiệp Liên doanh tại nước ta và nước ngoài, chuẩn bị khẩn trương đưa các mỏ đã đánh giá trữ lượng trên thềm lục địa Việt Nam và nước khác vào khai thác; thường xuyên thực hiện công tác khảo sát, kịp thời thực hiện việc sửa chữa, nâng cấp và hoán cải hệ thống công nghệ, thiết bị trên bờ và ngoài biển nhằm không ngừng nâng cao mức độ an toàn, cải thiện điều kiện làm việc, hạn chế đến mức thấp nhất sự cố và tai nạn lao động, bảo vệ môi trường sinh thái.

Một trong những nhiệm vụ then chốt, có ý nghĩa quyết định trong chặng đường phát triển của Vietsovpetro là, tiếp tục đầu tư một số thiết bị và phương tiện kỹ thuật quan trọng. Ðó là việc triển khai mua giàn khoan có thể hoạt động ở khu vực có mực nước sâu hơn, cũng như các dự án về tàu lặn, tàu dịch vụ có công suất lớn, phát triển mạnh công tác dịch vụ kỹ thuật dầu khí. Ða dạng hóa các loại hình và mở rộng phạm vi dịch vụ theo hướng tận dụng năng lực ở những lĩnh vực có ưu thế của Vietsovpetro để mở rộng thị trường cung cấp dịch vụ cho các đối tác trong nuớc cũng như vươn ra nước ngoài. Sớm hoàn thiện cơ chế, quy chế công tác dịch vụ nhằm khuyến khích các tập thể, cá nhân tham gia hoạt động dịch vụ, tạo nhiều việc làm mới, góp phần tăng thu nhập và giải quyết việc làm cho người lao động.

Năm 2010 là năm cuối cùng mà Xí nghiệp Liên doanh hoạt động theo cơ chế Hiệp định liên Chính phủ. Vì vậy, công tác chuyển đổi Xí nghiệp Liên doanh sang hoạt động theo hình thức mới từ ngày 1-1-2011, là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới phương thức quản lý ngay từ ngày đầu, tháng đầu, quý đầu năm. Ðây là nhiệm vụ lớn, có liên quan trực tiếp đến nhiều cơ quan chức năng của hai Chính phủ Việt Nam và Liên bang Nga.  Vietsovpetro đề nghị hai Chính phủ cần có những hỗ trợ thiết thực để bảo đảm công tác chuyển đổi thành công, không làm ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất bình thường của đơn vị.

(Theo Báo Nhân dân)

  • Doanh nghiệp FDI quay trở lại...
  • Jestar rút lui khỏi sân bay Rockhampton
  • Đầu tháng 4 sẽ kiểm tra trung tâm thương mại, siêu thị
  • Doanh nghiệp tính chuyện tăng giá bán
  • Google rời Trung Quốc và phản ứng của Bắc Kinh
  • Chuyện làm ăn, làm giàu Hoa pha lê
  • Doanh nghiệp Mỹ tìm cơ hội kinh doanh tại VN
  • Big C: 60% vốn đổ vào bất động sản
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao