Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lãi suất đè doanh nghiệp xuất khẩu

Doanh nghiệp nước ngoài tranh mua nguyên liệu ở khắp các địa phương, cùng với lãi suất ngân hàng cao khiến doanh nghiệp xuất khẩu trong nước kêu ca.

Doanh nghiệp thủy sản lao đao vì bị tranh mua nguyên liệu. Ảnh: H.Vũ.

Bị doanh nghiệp ngoại chèn ép?

Tại Hội nghị giao ban xuất khẩu 6 tháng đầu năm do Bộ Công Thương tổ chức ngày 6-7, đại diện nhiều doanh nghiệp ngành hàng xuất khẩu cho biết việc thương lái và doanh nghiệp nước ngoài ồ ạt tranh thu mua nguyên liệu với các doanh nghiệp trong nước khiến kế hoạch xuất khẩu của các doanh nghiệp từ nay đến cuối năm bị đe dọa rất nhiều.

Theo ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), doanh nghiệp ngành tiêu hiện rất khó khăn do phải đối mặt nhiều vấn đề, đặc biệt là hiện tượng đầu cơ xuất hiện như từng xảy ra năm 2008.

Bên cạnh những khó khăn do lãi suất cao, chi phí nguyên liệu tăng, doanh nghiệp trong nước còn phải lo đối phó với việc các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam, xuống tận người dân để mua gom nguyên liệu.

Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết các mặt hàng tôm, cá tra và hải sản đều thiếu nguyên liệu. Tín dụng và lãi suất cao cũng khiến nhiều chủ ao phải đóng cửa.

“Có hiện tượng các doanh nghiệp nước ngoài, đa số là Trung Quốc, sang thu mua cả trên biển và trên bờ ở các khu vực miền Trung và miền Nam. Với lợi thế về vốn nên họ thu mua rất mạnh. Doanh nghiệp trong nước bị thiếu nguyên liệu. Ảnh hưởng rất lớn đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa”- Ông Nam nói.

Theo Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Thành Biên, doanh nghiệp và Hiệp hội nếu phát hiện có doanh nghiệp nước ngoài nào vi phạm về bán buôn bán lẻ, cạnh tranh mua nguyên liệu không minh bạch thì cần cung cấp thông tin ngay cho cơ quan quản lý. Còn nếu là thương lái thì rất khó xử lý và cần có sự vào cuộc của cơ quan quản lý thị trường do việc thu mua chủ yếu thực hiện qua đường tiểu ngạch.

Cần giảm lãi suất

Các doanh nghiệp ngành da giày còn phải chịu thiệt hại từ chính những quy định của ngân hàng trong việc thu đổi ngoại tệ. “Khi doanh nghiệp xuất khẩu được bạn hàng thanh toán thì mỗi khi mua hay bán ngoại tệ tại ngân hàng để lấy tiền trả lương cho công nhân, thanh toán hợp đồng cho bạn hàng thì lại bị thu phí giao dịch ở mức 2,7% khiến doanh nghiệp thiệt hại rất nhiều”- Bà Nguyễn Thị Tòng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Da giày Việt Nam cho biết.

Theo Thứ trưởng Nguyễn Thành Biên, trong thời gian tới việc siết chặt nhập khẩu các mặt hàng xa xỉ vẫn sẽ được tiếp tục được thực hiện. 

Với ngành gỗ, ông Trần Quốc Mạnh, Phó chủ tịch Hiệp hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ TPHCM, nói, khó khăn đã lên tới đỉnh điểm. Tốc độ tăng trưởng ngành chế biến gỗ trong 4 năm gần đây liên tục đi xuống, từ mức trung bình tăng trưởng 35% xuống còn vài phần trăm. Lãi suất cao làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam.

“Chưa bao giờ có tình trạng lãi suất lên tới 23%-25% như hiện nay. Việc miễn giảm thuế cho các doanh nghiệp cần phải làm nhanh. Cần có những giải pháp trọng điểm hỗ trợ từng vùng, đặc biệt tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp có mức tăng trưởng xuất khẩu đang đi xuống”- Ông Mạnh kiến nghị.

Theo bà Nguyễn Phương Dung, Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, nhiều doanh nghiệp ngành dệt may cũng đang phải giảm đơn hàng FOB do lãi suất và chênh lệch tỷ giá chuyển đổi cao.

Phó chủ tịch Hiệp hội Thép Việt Nam, ông Nguyễn Tiến Nghi cũng kiến nghị việc thắt chặt tín dụng là cần thiết nhưng không nên làm tràn lan. Phải hạ lãi suất xuống nếu không các doanh nghiệp ngành thép không thể trụ nổi, đặc biệt với doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Các doanh nghiệp cũng cho biết việc tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi đầu tư các nhà máy chế biến nông sản từ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam hết sức rất khó khăn. Trong khi đó, doanh nghiệp vẫn được các ngân hàng nước ngoài chào cho vay vốn với lãi suất thấp.

(Theo Tienphong Online)

  • PVN sẽ đưa 5 mỏ dầu khí vào khai thác cuối năm nay
  • MobiFone tiên phong thúc đẩy thuê bao 3G
  • Công ty gia đình thời kinh tế khó khăn
  • Cơm kẹp “made in Việt Nam” chính thức trình làng
  • Vietnam Airlines tăng 1.350 chuyến bay nội địa
  • Xây dựng khối thượng tầng H4 mỏ Tê Giác Trắng
  • Thủy điện ở Kon Tum đã được phát hết công suất
  • Khoảng 30% doanh nghiệp phải phá sản, giải thể trong 6 tháng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao