Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lãi suất tăng là nỗi bất an của doanh nghiệp

Trong bối cảnh kinh doanh cực kỳ khó khăn như hiện nay việc lãi suất cho vay đang tăng lên từng ngày sẽ là một gánh nặng đối với giới doanh nhân, những lãnh đạo doanh nghiệp.

Tối qua, cộng đồng các nhà đầu tư cá nhân tại TP HCM đã lan truyền thông tin về Ngân hàng Techcombank trả lãi suất huy động đến 17% cho kỳ hạn 1 tháng với số tiền gửi tối thiểu là 100 triệu đồng và chỉ nhận trong 3 ngày 8, 9, 10 tháng 12/2010. Và họ thực sự choáng váng.

Cái choáng váng ở đây là vì mới cách đây 2 ngày, tôi trao đổi với một lãnh đạo ngân hàng thì anh than vãn rằng lãi suất huy động lên đến 14,5% nhưng khách hàng vẫn không thèm gửi. Và bây giờ là 17% rồi chắc chắn sẽ còn cao hơn nữa và những ngày sắp tới với các cuộc đua tranh quyết liệt về lãi suất huy động của các ngân hàng nhất là các ngân hàng nhỏ. Khi đó, tiền gửi sẽ chạy lòng vòng giữa các ngân hàng và người lãnh đủ sẽ là doanh nghiệp. Nhà đầu tư cá nhân khi thấy lãi suất tiền gửi tăng thì cũng không vui vẻ hay hồ hởi gì vì biết chắc ngày mai, chứng khoán sẽ đỏ sàn.

Doanh nghiệp mà tôi quản lý đang có nhu cầu vay vốn ngân hàng. Sau khi làm một cuộc khảo sát lãi suất, hôm qua 7/12 chúng tôi quyết định chọn ngân hàng A. với lãi suất thấp nhất là 15,5%. Sáng hôm nay, ngân hàng A. báo lại lãi suất cho vay mới là 16,5% và đề nghị công ty hoàn tất thủ tục cho vay sớm vì rất có thể trong chiều nay, lãi suất cho vay sẽ nâng lên trên 17% hoặc cao hơn nữa.

Trong tình hình kinh doanh cực kỳ khó khăn như hiện nay mà lãi suất cho vay đang tăng lên từng giờ thì doanh nghiệp sao mà chịu nổi. Một cảm giác bất an, lo lắng thật sự đang thường trực trong suy nghĩ của doanh nhân chúng tôi.

Không chỉ có lãi suất mà tỷ giá cũng là nỗi ám ảnh. Một số công ty có nhập khẩu nguyên vật liệu đã chuyển qua vay USD với lãi suất từ 7,5-9% mỗi năm để thanh toán hàng nhập khẩu thay vì đi mua USD trên thị trường tự do để rồi phải tìm đủ cách để hạch toán phần chênh lệch giữa tỷ giá thị trường tự do và tỷ giá công bố.

Tất cả những người đi vay USD ngày hôm nay đều hiểu rằng họ đang chịu một rủi ro rất lớn nếu Ngân hàng Nhà nước tiếp tục phá giá tiền đồng. Tuy nhiên, lập luận của doanh nghiệp là: Nếu vay tiền đồng với lãi suất là 18-19% một năm thì vay USD rẻ hơn được 10% mỗi năm. Tỷ giá thị trường (chợ đen) và tỷ giá công bố chính thức hiện nay là khoảng 1.500 đồng một USD, tương đương 7,5-9%. Coi như là vay USD rẻ hơn được một chút.

Và nếu như Ngân hàng Nhà nước chính thức giảm giá tiền đồng thì phần lỗ về chênh lệch tỷ giá sẽ được hạch toán một cách rõ ràng trong báo cáo tài chính. Vì vậy, một trong những mong muốn thiết tha của doanh nghiệp hiện nay là nếu như Chính phủ có thể can thiệp giữ được tỷ giá ổn định và không có chênh lệch lớn giữa tỷ giá chính thức và thị trường thì cần phải làm quyết liệt. Còn nếu như không thể thực hiện được điều này thì nên điều chỉnh tỷ giá ở mức phù hợp để doanh nghiệp và ngân hàng thương mại không phải vất vả, làm một việc mà không ai muốn đó là phải gian dối trong việc hạch toán chênh lệch tỷ giá như hiện nay.

Những ngày qua, tôi cảm nhận được sự lo lắng của những người làm kinh doanh và cả những người dân bình thường. Sự bất ổn về tỷ giá, lãi suất, giá vàng đã phản ánh tức thì vào cuộc sống thường nhật hàng ngày. Giá cả hàng hóa đã rục rịch tăng, giá thành sản xuất tăng cao, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Tôi theo dõi các bài trả lời của lãnh đạo Chính phủ trên các phương tiện truyền thông và chưa nhận thấy được những giải pháp tình thế phù hợp nào. Tôi cũng hiểu rằng việc cải thiện tình hình kinh tế vĩ mô đòi hỏi thời gian và nỗ lực của xã hội và chúng ta phải chấp nhận nền kinh tế được vận hành theo cơ chế thị trường chứ không phải bằng các mệnh lệnh hành chính.

Tình hình hiện nay là lãi suất tiền gửi và cho vay đang leo thang, doanh nghiệp nào sẽ chịu nổi lãi suất cho vay xấp xỉ 20% mỗi năm? Và nếu không chịu nỗi lãi suất vay cao, trong khi gần như rất khó để huy động vốn từ thị trường chứng khoán lúc này thì các doanh nghiệp sẽ tìm nguồn vốn ở đâu? Mà nếu không đầu tư, mở rộng sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh thì kinh tế VN tiếp tục nhập siêu và chúng ta lại đau đầu với bài toán tỷ giá, lãi suất, lạm phát. Vòng luẩn quẩn này còn kéo dài đến bao giờ?

Nguyễn Tuấn Quỳnh, Phó chủ tịch Hội Doanh nhân Trẻ TP HCM

 

  • Doanh nghiệp gas chia rẽ vì chuyện giảm giá
  • Chủ nợ khước từ đề xuất hoãn nợ của Vinashin
  • Cảm nhận môi trường kinh doanh 2010: Mới “tạm được”
  • Số đơn đặt hàng máy bay của Airbus giảm mạnh
  • Doanh nghiệp được quảng cáo mặt sau hóa đơn
  • Nghi ngờ thiếu minh bạch trong đấu giá gas Dung Quất
  • Hãng hàng không Trãi Thiên khó cất cánh
  • Cảm nhận môi trường kinh doanh 2010: Mới “tạm được”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao