Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Lấn cấn đối tượng hỗ trợ

Các nhà cung cấp Đài Loan đang thế chỗ DN Việt Nam cho Honda Việt Nam. - tinkinhte.com
Các nhà cung cấp Đài Loan đang thế chỗ DN Việt Nam cho Honda Việt Nam. Ảnh: Đức Thanh
Tỷ lệ nhà cung cấp Việt Nam cho Honda Việt Nam tiếp tục giảm và hiện chỉ còn chiếm 8% trong tổng số 78 các nhà cung cấp nguyên phụ liệu. So với tỷ lệ 25% của năm 1998, có vẻ các kế hoạch phát triển ngành công nghiệp phụ trợ đang lệch hướng.

Tại Hội thảo “Hợp tác Việt Nam - Nhật Bản trong ngành công nghiệp hỗ trợ và sự phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa”, do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với các tổ chức hỗ trợ doanh nghiệp (DN) Nhật Bản thực hiện, ông Funatsu, Giám đốc Phòng mua bán (Công ty Honda Việt Nam) cho biết, thế chỗ cho các nhà cung cấp Việt Nam bị loại do không đảm bảo chất lượng của hàng cung cấp là các DN Đài Loan.

“Mặc dù so về giá, hàng Việt Nam có thể thấp hơn so với các nhà cung cấp khác, song các điểm đánh giá về chất lượng sản phẩm, thực hiện cam kết giao hàng... của DN Việt Nam thấp. Nhận thức về khách hàng, khả năng xử lý sự cố của các DN Việt Nam rất yếu và ít có cải thiện”, ông Funatsu nói.

Có vẻ như xu hướng này đi ngược lại những nỗ lực rất lớn trong các chính sách hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp phụ trợ, hỗ trợ các DN nhỏ và vừa của Việt Nam. Nếu nhìn vào hệ thống văn bản pháp lý, cơ chế chính sách, các cơ quan có trách nhiệm, thì ngành công nghiệp phụ trợ và các DN nhỏ và vừa - đối tượng chủ yếu trong ngành công nghiệp phụ trợ, đang rất được coi trọng.

Vào thời điểm này, hàng loạt cơ chế mới đang được dự thảo và sẵn sàng ra mắt. Có thể kể tới cơ chế mới trong bảo lãnh tín dụng đang được Bộ Tài chính sửa đổi; quỹ phát triển DN nhỏ và vừa với mô hình sử dụng nguồn ngân sách nhà nước và các nguồn hỗ trợ nước ngoài cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh của khu vực này đang được Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây dựng... Lần đầu tiên, cơ chế khuyến khích DN nhỏ và vừa tham gia cung ứng sản phẩm, dịch vụ công cũng đang được Bộ Tài chính hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ.

Đặc biệt, mặc dù thiếu căn cứ pháp lý đầy đủ, song một nghị định riêng về ưu đãi phát triển công nghiệp phụ trợ cũng đã được Bộ Công thương hoàn tất và đang trình Thủ tướng Chính phủ với quyết tâm thúc đẩy ngành công nghiệp phụ trợ đang rất lớn.

“Bộ Công thương đã đề nghị áp dụng cơ chế ưu đãi cao nhất liên quan đến đầu tư phát triển thị trường, khoa học công nghệ, hạ tầng, thuế... dành cho các DN trong công nghiệp phụ trợ. Tất nhiên, các mức này không vượt khung theo quy định hệ thống luật pháp chuyên ngành”, ông Ngô Văn Trụ, Phó vụ trưởng Vụ Công nghiệp nặng (Bộ Công thương) nói và cho biết, Dự thảo được thực hiện tới lần thứ 10 và đang đợi quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

Tuy nhiên, có vẻ như nút thắt vẫn chưa được giải quyết. Ngay cả các đối tượng thuộc diện được hỗ trợ theo Dự thảo đề cập cũng khá lấn cấn với các ưu ái dành cho mình. Cụ thể, các đối tượng được Dự thảo đề cập là các DN có sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong ngành dệt may, da giày, điện tử - tin học, sản xuất lắp ráp ô tô và cơ khí chế tạo.

Ông Trần Quang Hùng, Tổng thư ký Hiệp hội DN điện tử Việt Nam cho rằng, các DN điện tử đã bỏ lỡ cơ hội của mình khi không kịp nâng cao sức cạnh tranh và gần như lỡ bước với thị trường. “So với các DN trong lĩnh vực điện tử của khu vực, DN Việt Nam hầu như chưa có sản phẩm nào có thể cạnh tranh được, nếu như không nói là đã thua rất xa”, ông Hùng lo ngại.

Như vậy, vấn đề ở đây là việc xác định đúng đối tượng hỗ trợ. Quan điểm của ông Hùng là không phải các DN sản xuất sản phẩm trong ngành điện tử, hay ngành lắp ráp ô tô... là đối tượng hỗ trợ, mà là các DN sản xuất các sản phẩm nguyên phụ liệu cụ thể nào đó.

Đây cũng là lý do ông Lê Tuân, Giám đốc Le Group trong lĩnh vực sản xuất và thương mại khẳng định sự hỗ trợ dù cao nhất cũng khó làm thay đổi hình ảnh ngành công nghiệp phụ trợ, nếu không xác định đúng đối tượng hỗ trợ.

“Đúng là các DN cần hỗ trợ về tài chính, nhưng cần hơn cả là sự hỗ trợ về mạng lưới, về kinh nghiệm, công nghệ và tiêu chuẩn đảm bảo để các sản phẩm nguyên liệu của các ngành được chấp nhận vào mạng lưới. Theo tôi, bên cạnh một danh sách sản phẩm, cơ quan quản lý nhà nước cần xây dựng hệ thống tiêu chuẩn để hỗ trợ các DN đạt chuẩn đó. Ngành công nghiệp hỗ trợ sẽ phát triển trên nền tiêu chuẩn thống nhất”, ông Tuân nói.

Đề nghị thiết lập một cơ quan đầu mối cho DN nhỏ và vừa, trong đó có các DN trong ngành phụ trợ, được ông Tuân coi là một cơ hội để các chính sách cho ngành này gần với nhu cầu thực tế. Khi đó, tình trạng thụt lùi chất lượng như các nhà cung cấp phụ kiện cho Honda Việt Nam vấp phải sẽ có thể được kiểm soát, các kế hoạch nội địa hoá của các doanh nghiệp mới có cơ hội thực hiện.

Ông Mitsuo Sakaba, Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam cũng đã khuyến nghị thẳng thắn rằng, ngành công nghiệp lắp ráp của Việt Nam chỉ có thể cạnh tranh khi không phải dựa vào các nguyên phụ liệu nhập khẩu. “Một ngành công nghiệp mạnh phải có một ngành công nghiệp phụ trợ mạnh”, ông Sakaba nói.

  • Bớt quảng cáo, bớt đại lý để giảm giá thức ăn chăn nuôi
  • Vietnam Airlines tăng mạnh số chuyến bay trong dịp Tết
  • JAL sẽ không trở thành hãng hàng không giá rẻ
  • Mitsubishi lần đầu tiên công bố lợi nhuận quý
  • Tháng 1/2010: Cả nước có gần 6 nghìn doanh nghiệp đăng ký thành lập mới
  • Tập đoàn Microsoft tăng 60% lợi nhuận
  • Mỹ: Toyota ngừng bán 8 loại xe
  • Viettel giảm tới 20% cước dịch vụ di động
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao