Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Liên kết để tăng sức cạnh tranh

Trước khi liên kết, doanh nghiệp cần biết được những điểm mạnh, điểm yếu của nhau. - tinkinhte.com
Trước khi liên kết, doanh nghiệp cần biết được những điểm mạnh, điểm yếu của nhau. Ảnh ST
Thiếu thông tin, thiếu khung pháp lý, nên doanh nghiệp chưa tin tưởng để liên kết.
 
Gần đây, mô hình liên kết doanh nghiệp tuy còn hạn chế, nhưng đã bước đầu đạt được kết quả đáng khích lệ. Chẳng hạn, mô hình liên kết giữa Công ty TNHH Kỹ nghệ súc sản (VISSAN) và Công ty Lương thực thực phẩm TP.HCM (FOOCOSA) đã đạt được những thành công bước đầu, với doanh thu từ các cửa hàng chung của hai thương hiệu tăng 30% so với trước đó.

Ông Bùi Duy Đức, Tổng giám đốc VISSAN cho biết, để thực hiện liên kết trên, VISSAN và FOOCOSA đã hợp nhất 60 cửa hàng VISSAN và 40 cửa hàng FoocoMart của FOOCOSA thành chuỗi 100 cửa hàng của hai thương hiệu.

“Liên kết giúp chúng tôi khai thác toàn diện các thế mạnh của nhau, để hướng đến mục tiêu lâu dài là cung cấp nguồn thực phẩm chất lượng cao, với giá bán ổn định”, ông Đức nói và cho biết, VISSAN và FOOCOSA đã ký biên bản thỏa thuận hợp tác, thống nhất khai trương đồng loạt 3 cửa hàng đầu tiên mang tên FoocoMart-VISSAN, hoạt động từ ngày 25/12/2009. Việc liên kết này giúp hai đơn vị tận dụng được mặt bằng kinh doanh, hỗ trợ nhau về mạng lưới phân phối cũng như chủ động được nguồn hàng...

Nếu như liên kết giữa các doanh nghiệp còn hạn chế, thì gần đây, tại các địa phương lại xuất hiện một loại hình liên kết mới: liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân.

Tuy nhiên, mô hình này còn nhiều bất cập. TS. Nguyễn Ngọc Đệ, chuyên viên Viện Nghiên cứu phát triển Đồng bằng sông Cửu Long trong lĩnh vực nông nghiệp cho biết, bất cập lớn nhất hiện nay là nông dân chỉ biết sản xuất và phó thác sản phẩm của mình cho doanh nghiệp. Một trên thực tế là, hàng hóa không thương hiệu, chất lượng kém, không ổn định đã dẫn đến việc nông dân phải bán với giá thấp, khiến liên kết giữa doanh nghiệp và nông dân thiếu bền vững...

Theo bà Phạm Chi Lan, chuyên gia kinh tế cao cấp, lý do khiến tính liên kết của các doanh nghiệp Việt Nam còn kém là do thông tin chưa đủ tin tưởng để liên kết. “Người ta phải biết khả năng, năng lực của nhau, thì mới liên kết được”, bà Lan nói và cho biết, cần có một thiết chế đối với liên kết.

“Thiết chế tối thiểu giữa các doanh nghiệp phải là hợp đồng, phải là những cam kết dài hạn, hình thành với nhau một liên doanh hoặc bước cao nhất là mua lại và sáp nhập. Tôi nghĩ, ngay cả những hiệp hội cũng cần hình thành những mạng liên kết, thông qua đó trao đổi liên tục với nhau để tạo sự hiểu biết, tạo niềm tin và phát hiện ra những lĩnh vực để có thể liên kết với nhau”, bà Lan nói.

Còn theo ông Phạm Phú Ngọc Trai, Chủ tịch Tập đoàn Pepsico kiêm Chủ tịch Câu lạc bộ Doanh nghiệp dẫn đầu (LBC), trước khi liên kết với nhau, doanh nghiệp cần nghiên cứu để biết được những điểm mạnh, điểm yếu của nhau; đồng thời xây dựng những mục tiêu ngắn hạn, dài hạn cho quá trình liên kết, hợp tác. Từ đó, doanh nghiệp nên chọn các đối tác hoạt động trong những lĩnh vực kinh doanh có thể bổ sung, hỗ trợ cho hoạt động của doanh nghiệp của mình (các sản phẩm của hai doanh nghiệp không cạnh tranh nhau). Mặt khác, khi làm hợp đồng liên kết, doanh nghiệp cũng phải tính tới việc sau khi “ly hôn” sẽ thế nào để có những bước đi phù hợp.

Như vậy, có thể nói, việc liên kết có ý nghĩa hết sức quan trọng, giúp tăng sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. Điều này đặc biệt quan trọng khi đến năm 2015, Việt Nam thực hiện cắt giảm các dòng thuế theo Hiệp định Mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (ACFTA), nên hàng Trung Quốc giá rẻ sẽ tràn vào Việt Nam.

Các chuyên gia kinh tế dự báo, những năm tới, sự cạnh tranh giữa hàng sản xuất trong nước với hàng ngoại nhập sẽ rất khốc liệt. Do vậy, doanh nghiệp cần liên kết để phát triển bền vững...

(Theo Thanh Vũ // Báo đầu tư)

  • Công bố kênh thông tin hỗ trợ doanh nghiệp nông nghiệp nông thôn Việt Nam
  • Vinashin phân trần về lời tố 'thùng rỗng kêu to'
  • Chuyển đổi DNNN khó cán đích
  • VNPT: Đầu tư cho tương lai
  • Tập đoàn Citigroup công bố khoản lỗ ròng 7,6 tỷ USD
  • Hãng Sony Ericsson lỗ nặng trong năm 2009
  • EADS Astrium xây nhà máy điện mặt trời trên vũ trụ
  • Vinpearl Land: Kích cầu hiệu quả
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao