Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Năm 2009, Vincom hướng tổng lực vào đầu tư bất động sản

Ông Lê Khắc Hiệp, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Vincom cho biết: "Bất động sản (BĐS) là lĩnh vực mà Vincom có rất nhiều kinh nghiệm; chúng tôi tin vào khả năng nhận định thị trường của mình và quyết định sẽ dốc toàn lực để thực hiện nhanh các dự án BĐS sẵn có và tìm kiếm thêm nhiều dự án khác để đầu tư nhằm đáp ứng nhu cầu rộng mở của thị trường vào khoảng cuối năm 2010. Đó là cơ hội để Vincom vươn lên chiếm lĩnh vị trí tiên phong trong lĩnh vực BĐS cao cấp”.

 

Năm 2008, cũng như các doanh nghiệp khác, Vincom phải đối mặt với rất nhiều khó khăn do cuộc khủng hoảng tài chính – kinh tế  toàn cầu song bằng những nỗ lực không ngừng của tập thể lãnh đạo và CBNV, với tinh thần phát huy giá trị trí tuệ và bản lĩnh Việt Nam, Vincom đã vượt qua những khó khăn, hoàn thành tốt các chỉ tiêu về kinh doanh và đầu tư đã đề ra.

 

Trong năm 2008, doanh thu từ các hoạt động kinh doanh của Công ty CP Vincom đã đạt 286 tỷ đồng, doanh thu từ các hoạt động tài chính đạt 361 tỷ đồng, lợi nhuận đạt trên 160 tỷ đồng. Sau đợt chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, từ tháng 4/2008, vốn điều lệ của Công ty đã chính thức tăng lên mức 1.199.831.560.000 đồng. Mặc dù năm 2008 thị trường chứng khoán Việt Nam có nhiều biến động, nhưng với sự phát triển mạnh và bền vững của Vincom, mã chứng khoán VIC đã luôn là mã cổ phiếu dẫn dắt thị trường và luôn nằm trong top 10 mã có tỷ lệ vốn hóa lớn nhất. VIC cũng là thương hiệu đầu tiên, đại diện cho lĩnh vực BĐS Việt Nam, được lọt vào danh sách lựa chọn của chỉ số toàn cầu Rusell Global Index, một công cụ được nhà đầu tư trên thế giới tham khảo khi xây dựng danh mục đầu tư. Có thể nói đây là con số và tín hiệu rất đáng mừng.

 

Là một doanh nghiệp trẻ vẫn đang trong giai đoạn đầu tư  mở rộng về quy mô nên công tác đầu tư phát triển dự án được công ty hết sức chú trọng. Trong năm 2008, Vincom đã tiến hành khởi công hàng loạt các đại dự án BĐS cao cấp. Tại Hà Nội, tổ hợp TTTM – nhà ở cao cấp Vincom Park Place (VPP), bên cạnh Vincom City Towers đã được khởi công xây dựng từ đầu quý II/2008 và hiện đang trong giai đoạn hoàn thiện. Tính đến hết năm 2008, hơn 70% diện tích căn hộ của Vincom Park Place đã được đăng ký thuê.

 

Theo các kết quả bình chọn, Vincom Park Place được đánh giá là 1 trong 10 dự án BĐS thành công nhất trong năm 2008 mặc dù công trình vẫn chưa hoàn thành... Đặc biệt, sau những chuẩn bị công phu và chu đáo, đại dự án BĐS cao cấp tại trung tâm quận 1, TP. HCM của Vincom cũng đã chính thức được khởi công xây dựng. Chỉ sau 4 tháng khởi công, bằng những biện pháp thi công hiện đại và phương pháp tổ chức thi công tốc độ, khoa học, toàn bộ hệ thống móng của bãi đậu xe ngầm công viên Chi Lăng đã được hoàn thành.

 

Phối cảnh tổng thể dự án Vincom Park Place

 

Bên cạnh thành công tại các dự án trọng điểm, Vincom cũng đang nỗ lực xúc tiến để đầu tư thêm nhiều dự án lớn khác tại Hà Nội – TP. HCM và các đô thị lớn khác nhằm chuẩn bị cho các hoạt động đầu tư kinh doanh trong tương lai.

 

Theo Ban lãnh đạo của Công ty CP Vincom, mặc dù năm 2008 là năm vượt nhiều khó khăn để đi tới thành công nhưng trong năm 2009, khó khăn thử thách sẽ còn nhiều hơn nữa do phải đối mặt với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu mà những ảnh hưởng lớn sẽ tác động phức tạp đến nền kinh tế Việt Nam. Chính vì vậy, Vincom đã quyết định đưa ra một chiến lược hoạt động đầu tư mới thích hợp với tình trạng chung của kinh tế thế giới và Việt Nam. Theo đó, trước nhận định thị trường BĐS sẽ hồi phục và phát triển mạnh mẽ trở lại từ khoảng giữa năm 2010 (nhu cầu về TTTM, nhà ở vào giữa năm 2010 sẽ rất cao và cung không đủ cầu do nhiều dự án bị đình trệ và nhiều nhà đầu tư nước ngoài về BĐS đã phải rút ra trong thời gian khủng hoảng 2009), Vincom đã quyết định hướng tổng lực đầu tư vào BĐS,  lĩnh vực then chốt và thế mạnh số  1 của Vincom.

 

Theo kế hoạch này, Vincom sẽ nỗ lực để hoàn thành sớm dự án Vincom Park Place với dự định sẽ đưa TTTM của tòa tháp vào hoạt động đúng ngày 8/8/2009 (ngày kỷ niệm thành lập Tập đoàn Technocom  - tập đoàn đầu tư vào Vincom) và sẽ trao căn hộ cho khách hàng đăng ký thuê vào tháng 9/2009. Bên cạnh đó, Vincom cũng sẽ xúc tiến toàn diện cho đại dự án  tổ hợp Trung tâm Thương mại - Dịch vụ - Khách sạn - Văn phòng - Căn hộ cao cấp và Bãi đậu xe ngầm Vincom tại khu vực đường Lê Thánh Tôn – Công viên Chi Lăng và Tứ giác Eden, trung tâm Quận 1, TP. HCM với nỗ lực thi công cao nhất và dự kiến tháng 4/2010 sẽ đưa những công trình đầu tiên trong tổ hợp vào khai thác, sử dụng. 

 

Bên cạnh đó, nhằm giảm tải những áp lực do cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính tạo ra và có điều kiện để tập trung năng lực về tài chính – nhân lực cho chiến lược phát triển các dự án BĐS, Vincom đã quyết định tạm dừng chiến lược đầu tư vào lĩnh vực kinh doanh tài chính mà công ty đã dày công chuẩn bị. Bởi theo nhận định của Ban lãnh đạo Vincom, kinh doanh tài chính là một chiến lược đầu tư lâu dài và trước những khó khăn của nền kinh tế toàn cầu hiện nay, đây chưa phải là thời cơ chín muồi để tiến hành đầu tư mạnh mẽ và toàn diện vào lĩnh vực này. Theo ông Lê Khắc Hiệp, trước những diễn biến khủng hoảng kinh tế và biểu hiện xấu của thị trường tài chính – chứng khoán, ngay từ đầu quý III/2008, Vincom đã có kế hoạch sẽ không triển khai mảng dịch vụ tài chính vào thời điểm năm 2009 như đã dự kiến; với những công ty đã thành lập như Công ty CP Chứng khoán Vincom, sẽ tiến hành việc thu hẹp hệ thống nhân sự và giảm thiểu các hoạt động đầu tư để chờ đợi thời cơ...

 

“Chúng ta đều thấy các công ty hoạt động trong lĩnh vực này đang phải đương đầu với những khó khăn rất lớn của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Rõ ràng đây không phải là thời điểm thích hợp để mở ra những định chế tài chính mới. Việc mở rộng hoạt động sang các lĩnh vực khác sẽ được lãnh đạo công ty xem xét đến khi có thời cơ và sau khi được sự chấp thuận của Đại hội cổ đông. Hơn nữa, cơ hội đầu tư và vươn lên trong lĩnh vực BĐS lại rất rõ ràng, cần phải chớp thời cơ... Việc tạm dừng hình thành các định chế tài chính, thu hẹp hoạt động của Công ty Chứng khoán Vincom... là sự chủ động trong chiến lược phát triển của chúng tôi chứ không phải là sự ảnh hưởng trực tiếp từ khủng hoảng hay Vincom đang gặp khó khăn về tài chính như một vài bình luận. Tiềm lực tài chính của Vincom hoàn toàn đủ sức phục vụ cho các chiến lược phát triển đã lựa chọn của mình...” - Ông Hiệp cho hay.

( Theo báo điện tử VnEconomy )

  • Thành lập Hội Chế biến, kinh doanh nông sản, thực phẩm Hà Nội
  • 70 doanh nghiệp tiêu biểu nhận giải Quả cầu Vàng
  • AIG Life (Việt Nam) khai trương văn phòng đại lý mới tại Hà Nội
  • Doanh số Toyota giảm lần đầu trong 10 năm
  • PVTrans tiếp nhận tàu chở dầu 105.000 tấn
  • "Con ông cháu cha" làm chủ tịch mới của Toyota
  • Toyota Việt Nam có tổng giám đốc mới
  • 2009: VNPT dự kiến đạt doanh số 60.000 tỷ đồng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao