Năm 2010, dự báo nền kinh tế dần hồi phục và đạt mức tăng trưởng cao hơn, EVN đã chuẩn bị sẵn sàng đáp ứng nhu cầu điện tăng nhanh hơn của nền kinh tế, dự báo tăng khoảng 14-15% so với năm 2009.
Năm 2010 dự báo nền kinh tế thế giới có khả năng ra khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay, khả năng kinh tế trong nước gia tăng trở lại với tốc độ cao hơn, EVN đặt mục tiêu đáp ứng đủ nhu cầu điện cho phát triển kinh tế - xã hội, dự báo tăng khoảng 14-15% so với năm 2009. Điện sản xuất và mua ước đạt từ 95,36 - 96,2 tỷ kWh, điện thương phẩm ước đạt từ 85,13 - 86,0 tỷ kWh. Trong 13 năm (1995-2008), Tập đoàn Điện lực Việt Nam đã đầu tư trên 230.000 tỷ đồng cho xây dựng nguồn và lưới điện, đã đưa vào vận hành thêm 15 nhà máy điện lớn (tổng công suất 6.132 MW), tăng thêm hơn 264.000 km đường dây và hơn 75.000 MVA dung lượng trạm biến áp ở các cấp điện áp. Tính đến năm 2008 tổng công suất đạt 15.763MW tăng gấp 3,5 lần so với năm 1995. Hiện nay, Tập đoàn đang khẩn trương đẩy nhanh tiến độ thi công dự án nhà máy thuỷ điện Sơn la, phấn đấu đến năm 2010 đưa nhà máy vào vận hành, sớm hơn tiến độ đề ra là 2 năm. Tính đến hết năm 2008, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đạt doanh thu 67.562 tỷ đồng, nộp ngân sách Nhà nước 4.028 tỷ đồng, đáp ứng nhu cầu điện năng ngày càng cao của các ngành kinh tế, xã hội và đời sống nhân dân. Ngoài ra, EVN còn thiết lập các mối quan hệ với các công ty điện lực của nhiều nước trên thế giới như Pháp, Hàn Quốc, các tổ chức tham gia hoạt động điện lực Mỹ, Canada, Úc, Đức... Đây cũng là cơ hội để Tập đoàn trao đổi kinh nghiệm trong các lĩnh vực điện truyền thống như thuỷ điện, nhiệt điện và các lĩnh vực mới đối với Tập đoàn như điện hạt nhân, năng lượng tái tạo Năm 2010, EVN đặt kế hoạch đảm bảo thu xếp đủ vốn và tập trung đầu tư để đưa khoảng 2.300 MW nguồn điện mới và lưới điện đồng bộ vào vận hành trong đó có tổ máy số 1 Thủy điện Sơn La, Thuỷ điện Srepok 3, Nhiệt điện Quảng Ninh 2, Hải Phòng 2, v.v... Tiếp tục triển khai các công trình được giao trong Quy hoạch điện VI. EVN là Tập đoàn kinh tế đa sở hữu, kinh doanh đa ngành với các ngành nghề kinh doanh chính Sản xuất Kinh doanh điện, Viễn thông công cộng, Cơ khí Điện lực… Với cơ chế tài chính tự vay, tự trả, EVN ban đầu đã gặp không ít khó khăn bởi vốn đầu tư luôn lớn hơn doanh thu hàng năm, mỗi năm Tập đoàn phải bù lỗ hàng nghìn tỷ đồng, song tập đoàn này vẫn chú trọng đến những hoạt động công ích như đầu tư xây dựng mạng lưới điện nông thôn, vùng sâu, vùng xa… Với vai trò đảm bảo điện cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và phục vụ đời sống nhân dân, từ năm 1995 - 2008, EVN cơ bản đáp ứng nhu cầu điện cho phát triển kinh tế - xã hội và đời sống sinh hoạt nhân dân cả nước, với mức tăng trưởng cao trên 15%/ năm. (VietNamNet)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com