Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Năm 2010 sẽ có máy biến áp 500kV made in Việt Nam

Đến nay, Công ty Cổ phần chế tạo thiết bị điện Đông Anh (EEMC) đã chế tạo thành công hàng trăm máy biến áp (MBA) từ 110kV đến 220kV, hàng ngàn MBA từ hạ thế đến 35kV theo đơn đặt hàng của các công ty điện lực trong cả nước.

Tại Chợ Công nghệ và Thiết bị Việt Nam ASEAN+3 tổ chức tại Hà Nội vừa qua đã diễn ra một sự kiện đặc của ngành điện Việt Nam, Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia đã ký biên bản ghi nhớ, tiến tới ký kết hợp đồng kinh tế MBA 500KV của EEMC trị giá gần 150 tỉ đồng. Đây là dấu ấn quan trọng trong lịch sử chế tạo MBA của ngành cơ khí điện lực Việt Nam.

MBA là một thiết bị cơ bản nhất trong hệ thống lưới điện, nhất là các loại MBA truyền tải có điện áp cao và công suất lớn. Trong xu thế phát triển của ngành điện Việt Nam, MBA càng có ý nghĩa quan trọng và có nhu cầu ngày càng cao. Là đơn vị đầu tiên trong nước nghiên cứu, thiết kế, chế tạo thành công các thiết bị điện cao áp, EEMC đã liên tiếp thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước và sản xuất được MBA 110-220KV các loại. Năm 1995, EEMC đã sản xuất thành công MBA 110kV với ưu thế nổi trội về mẫu mã, hình thức, chất lượng. Đặc biệt, năm 2001, EEMC đã tự thiết kế, chế tạo thành công MBA 220-125MVA, đánh dấu bước ngoặt lịch sử của ngành cơ khí chế tạo thiết bị điện Việt Nam, tiết kiệm hàng tỷ đồng cho các doanh nghiệp vì không phải nhập MBA 220kV của nước ngoài.

Đến nay, EEMC đã chế tạo thành công hàng trăm máy biến áp từ 110-220kV, hàng ngàn máy biến áp từ hạ thế đến 35kV theo đơn đặt hàng của các công ty điện lực trong cả nước.

Với việc nghiên cứu, thiết kế chế tạo thành công MBA 110-220kV trong nước, EEMC đã góp phần chủ động trong xây dựng cơ bản, phát triển lưới điện, tiết kiệm được nhiều ngoại tệ do giảm chi phí nhập ngoại, đồng thời còn mở ra hướng sản xuất nhiều sản phẩm mới, tạo việc làm ổn định cho hàng nghìn lao động. Đặc biệt là tạo sức cạnh tranh của các doanh nghiệp cơ khí điện lực nước ta trên thị trường MBA trong và ngoài nước.

Được biết, 4 năm sau khi Việt Nam chế tạo thành công MBA 110KV, Hãng ABB Thụy Điển liên doanh ở Việt Nam mới cho ra lò sản phẩm tương tự. Ngay sau đó, EEMC lại được giao sửa chữa thành công MBA 500kV ở Yaly, một việc trước đây bắt buộc phải mời chuyên gia nước ngoài.

Với 34.000m2 nhà xưởng được trang bị đồng bộ các hệ thống máy móc, thiết bị, công nghệ, phòng thử nghiệm vào loại tiên tiến và hiện đại, gần 820 cán bộ, công nhân đã qua đào tạo tại các trường hàng đầu của quốc gia, trong đó gần 200 người có trình độ cao đẳng, đại học trở lên, EEMC có khả năng cung ứng mỗi năm 40-50 MBA điện lực 110-220kV dung lượng lớn và trên 2.500 MBA phân phối các loại đạt tiêu chuẩn chất lượng, đảm bảo vận hành tốt, chịu quá tải cao, độ bền và độ tin cậy cao. Các loại máy biến áp 110 và 220kV do EEMC sản xuất luôn có giá thành và chi phí thấp hơn loại hàng nhập khẩu có chất lượng tương đương từ 15-20%, góp phần đáng kể tiết kiệm cho ngân sách và giảm nhập siêu cho đất nước.

Sau khi sửa chữa thành công 3 máy biến áp 500kV-72MVA của Nhà máy Thủy điện Yaly, EEMC tiếp tục được EVN giao sửa chữa lớn các máy biến áp 500KV cho Nhà máy Thủy điện Hòa Bình; trạm biến áp 500kV Đà Nẵng và nhiều máy biến áp truyền tải của các trạm biến áp 110KV, 220kV của hệ thống điện quốc gia. Đặc biệt, năm 2008, EEMC đã nghiên cứu, thiết kế thành công tổ hợp máy biến áp 1 pha 150MVA-500/225/35kV. Dự kiến, đến năm 2010, EEMC sẽ đưa vào hoạt động MBA 500kV đầu tiên của Việt Nam, ghi dấu ấn lịch sử của ngành cơ khí điện lực nước ta trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế. Đây cũng là MBA 500 kV đầu tiên được nghiên cứu chế tạo tại Việt Nam, khẳng định bước đột phá của ngành điện, góp phần thực hiện chương trình chống quá tải hệ thống, hạ giá thành thiết bị điện, giảm nhập siêu. Theo quy hoạch phát triển lưới điện giai đoạn VI, đến năm 2020 cần phải đầu tư xây dựng 93 trạm biến áp cấp 500KV. Việc nghiên cứu, chế tạo hệ thống MBA từ 110KV-220KV-500KV sẽ đáp ứng cơ bản nhu cầu phát triển lưới điện, tạo thế chủ động về MBA cho điện lực Việt Nam.


(Theo báo Công thương)

  • Tập đoàn Phố Wall: Tiếp tục cứu trợ Quảng Ngãi
  • APL mở thêm tuyến dịch vụ nối VN với Nhật, Trung
  • HVS hoàn thành thêm một tàu hàng 56.000 tấn
  • DN Nga đẩy mạnh đầu tư vào VN
  • Doanh nghiệp làm đầu tàu dẹp “loạn”
  • Vay 180 tỉ đồng xây khu phức hợp 18 tầng
  • VCB đạt gần 3.800 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế
  • Doanh nghiệp Việt -Anh ký kết nhiều hợp đồng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao