Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nestlé: cơ hội sau khủng hoảng

Tuần trước, công ty sản xuất thực phẩm dinh dưỡng Nestlé Việt Nam đã khánh thành phân xưởng sản xuất hạt nêm Maggi mới tại nhà máy của công ty ở khu công nghiệp Biên Hòa II, tỉnh Đồng Nai.

 

Đồng thời công ty cũng đã đón tiếp ông Paul Bulcke, Giám đốc điều hành của tập đoàn Nestlé toàn cầu, đến thăm để tìm hiểu về một thị trường đang lên, nơi mà Nestlé cam kết đầu tư lâu dài.
 

Từ cam kết đầu tư lâu dài
 

Ông Paul Bulcke khẳng định rằng việc mở thêm phân xưởng sản xuất hạt nêm vừa nhấn mạnh cam kết đầu tư lâu dài của Nestlé tại Việt Nam, vừa thể hiện mục tiêu phát triển ngành thực phẩm - một trong những ngành chiến lược của công ty. Đáp ứng các tiêu chuẩn cao nhất về môi trường, phân xưởng sản xuất mới sẽ tuyển dụng hơn 140 nhân viên.
 

Thương hiệu Nestlé hiện diện tại 86 quốc gia với 465 nhà máy khác nhau, và ông Bulcke nhận định thị trường Việt Nam có nhiều tiềm năng để Nestlé phát triển. Tại Việt Nam, Nestlé có ba nhà máy tại Hưng Yên, Đồng Nai và Long An. Các nhà máy này đều được xây dựng theo tiêu chuẩn chung của tập đoàn.
 

Năm 1992, Nestlé bắt đầu đầu tư vào Việt Nam với sản phẩm nước uống đóng chai LaVie. Đến năm 1995, Nestlé đầu tư tiếp hai dòng sản phẩm Nescafé và thức uống dinh dưỡng Milo.
 

Theo đánh giá của ông Bulcke, các nhãn hàng ở Việt Nam đều có sức phát triển mạnh hơn các nơi khác trên thế giới, đặc biệt là nhãn hàng Milo và Maggi.
 

Công ty đánh giá thời gian này là cơ hội tốt để thâm nhập mạnh vào thị trường kinh doanh thực phẩm bằng việc mở thêm phân xưởng mới cho sản phẩm Maggi. Phân xưởng mới của Maggi chuyên về hạt nêm, cung cấp chính cho thị trường nội địa đồng thời xuất khẩu sang Campuchia và Philippines. Nestlé tin rằng quyết định đầu tư này sẽ đem lại hiệu quả lớn trong vài năm tới.

 

Vị tổng giám đốc toàn cầu của Nestlé nhận định sức hấp dẫn của thị trường Việt Nam là nhờ tỷ lệ dân số trẻ và năng động, một thị trường tiêu dùng đang mở rộng và một môi trường kinh doanh tốt. Chia sẻ cảm xúc của mình khi đến Việt Nam, ông nói khủng hoảng vẫn đang diễn ra trên thế giới, nhưng khi đến đây, người ta sẽ có cảm giác lạc quan vì mọi người đều nói ngày mai sẽ tốt hơn ngày hôm qua.
 

Đến hậu khủng hoảng
 

“Chúng ta đang đối mặt với những thách thức chưa từng gặp. Thói quen và xu hướng của người tiêu dùng đang thay đổi và sẽ thay đổi nhanh hơn những gì chúng ta tưởng. Vì vậy, chúng ta phải tìm kiếm những cơ hội mới và đưa ra những giải pháp mới để theo kịp đòi hỏi của người tiêu dùng. Nền kinh tế khó khăn hiện nay đang tạo ra một xu hướng mới về tiêu dùng thực phẩm”, ông Bulcke nói và cho biết thêm dù khủng hoảng nhưng người tiêu dùng vẫn chi khoảng 25% thu nhập cho thực phẩm.
 

Trong bối cảnh kinh tế hiện nay, Nestlé vẫn nhìn thấy sự tăng trưởng của thị trường Việt Nam. Theo ông Bulcke, tất cả chỉ mới bắt đầu cho sự phát triển lâu dài ở Việt Nam. “Nếu Nestlé trên thế giới đạt mức tăng trưởng 6-7%/năm, thì Nestlé ở Việt Nam tăng gấp 4-5 lần như vậy”, ông cho biết.
 

Để thực hiện những bước đi lâu dài, một trong những việc mà Nestlé Việt Nam thực hiện trong năm nay là tăng công suất sản xuất Milo lên 20% so với hiện tại và sẽ làm điều tương tự đối với các dòng sản phẩm Nescafé.
 

Nói chuyện tại buổi họp báo tổ chức tại Singapore, điểm đến cuối cùng trong chuyến hành trình Đông Nam Á (Thái Lan, Việt Nam, Malaysia, Indonesia và Singapore), ông Paul Bulcke cho biết Nestlé sẽ tiếp tục đầu tư và mở rộng kinh doanh sản xuất tại khu vực này. Trong ba năm qua, Nestlé đã chi hơn 511 triệu đô la Mỹ cho các hoạt động ở khu vực này. Trong năm 2008, kinh doanh của Nestlé trong khu vực này tăng khoảng 15% với doanh thu gần 5 tỉ đô la Mỹ. Trong năm 2009, Nestlé đầu tư vào khu vực này gần 250 triệu đô la Mỹ, trong đó đầu tư vào Việt Nam gần 13 triệu đô la Mỹ. Chẳng hạn đối với công ty sản xuất nước uống đóng chai LaVie - một liên doanh mà Nestlé chiếm 65% cổ phần - sẽ đầu tư thêm cho hai nhà máy hiện tại để tăng gấp đôi công suất hiện nay.
 

Và các hoạt động hướng đến cộng đồng
 

Ông Paul Bulcke, người nắm giữ vị trí Giám đốc điều hành tập đoàn từ tháng 4 năm ngoái sau hơn 30 năm làm việc cho tập đoàn, nói rằng dù hiện diện ở đâu Nestlé cũng giữ vững các tiêu chí hoạt động: tuân thủ pháp luật, phát triển bền vững và tạo giá trị chung cho cộng đồng.
 

Ông giải thích rằng những giá trị này ở Việt Nam được thể hiện qua việc công ty đã và đang tiếp tục kết hợp với chính quyền địa phương trong việc thực hiện các dự án quản lý nước, chiến lược tiết kiệm năng lượng, truyền đạt kiến thức về dinh dưỡng, sức khỏe và cổ vũ lối sống năng động, lành mạnh. Công ty cũng đã tạo ra nhiều công ăn việc làm, tăng năng lực sản xuất cho nông dân, tuyên truyền giá trị của thể thao cho trẻ em. Ông Bulcke tin rằng các hoạt động của Nestlé đã đem lại nhiều lợi ích cho cộng đồng và tạo nền tảng thiết yếu giúp Nestlé phát triển vững bền.
 

Nestlé đã cam kết và góp phần phát triển ngành cà phê trong nước bằng nhiều cách, từ hỗ trợ nghiên cứu nông nghiệp đến thực hiện chiến dịch cà phê đạt tiêu chuẩn ổn định toàn cầu, trực tiếp hỗ trợ nông dân đưa kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất… Ở Việt Nam, Nestlé mua khoảng 20-25% tổng lượng sản xuất cà phê mỗi năm để chế biến tại các nhà máy của Nestlé trên thế giới.
 

Ông Bulcke cũng khẳng định thêm: “Trong khủng hoảng luôn tiềm ẩn những cơ hội. Chúng tôi đã và đang tìm kiếm những cơ hội ấy và đưa ra những giải pháp sáng tạo để thu hút sự quan tâm của người tiêu dùng. Xây dựng phân xưởng sản xuất hạt nêm Maggi mới thể hiện sự tin tưởng của chúng tôi vào triển vọng phát triển của tập đoàn tại thị trường Việt Nam”, ông nói.

(Theo

  • GM tiếp tục cắt giảm 4.000 nhân viên văn phòng
  • Puma hút nhiều nhà sản xuất phụ trợ vào Việt Nam
  • Khoảng 30-50% doanh nghiệp Việt Nam sẽ sáp nhập
  • Trung Quốc sáp nhập hai hãng hàng không
  • United có thể đặt hàng 150 máy bay
  • Các doanh nghiệp Pháp muốn tăng cường hợp tác với Việt Nam
  • Hãng xe cao cấp Porsche cầu cứu đầu tư từ Qatar
  • Mỹ “sờ gáy” thung lũng Silicon
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao