Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Ngành điện còn nợ dân nhiều câu hỏi

picture
Sự thiếu minh bạch trong hoạt động của EVN đã khiến nhiều người dân không đồng thuận trước mỗi lần tăng giá điện.

Dân không phản đối chuyện tăng giá điện, song căn cứ cho mỗi lần tăng giá phải thuyết phục, và đặc biệt là chuyện lỗ lãi của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) phải được minh bạch hóa hoàn toàn.

Phản hồi trên được nhiều đại biểu, nhà quản lý, chuyên gia kinh tế đưa ra tại hội thảo “Quản lý, điều hành giá điện theo cơ chế thị trường”, do Học viện Tài chính (Bộ Tài chính) tổ chức hôm 14/3.

Mở đầu cuộc hội thảo chính là thông tin có hay không EVN sắp tăng giá điện, tăng bao nhiêu? Băn khoăn đó ngay lập tức được Cục trưởng Cục Điều tiết điện lực Đặng Huy Cường trấn an, rằng “chưa nhận được đề xuất từ EVN”, nên chưa tính đến chuyện tăng giá.

Tuy nhiên, dù tăng hay chưa tăng thì câu chuyện giá điện gắn với tính độc quyền, thiếu minh bạch trong hoạt động của EVN lần lượt được các chuyên gia chỉ ra, với mong muốn có một thị trường điện hoàn chỉnh hơn.

Theo TS. Nguyễn Thị Hiền (nguyên thành viên tổ chuyên gia tư vấn của Thủ tướng), câu chuyện về cải tổ thị trường điện được Chính phủ đưa ra 5 -7 năm nay, nhưng dường như đến thời điểm này thị trường vẫn chưa có nhiều chuyển biến. Đặc biệt, điều dư luận quan tâm hiện nay chính là tính độc quyền của EVN dù đã bị phản đối rất nhiều, song nói cũng như “nước đổ lá khoai”.

Chính từ sự độc quyền đó đã khiến EVN thỏa sức tung hoành, đầu tư tràn lan kém hiệu quả, trong khi nhiệm vụ chính lại không hoàn thành, tình trạng thiếu điện vẫn xảy ra, ảnh hưởng đến hiệu quả chung của nền kinh tế.

Không chỉ EVN, nghịch lý được chuyên gia này chỉ ra ngay cả với cơ quan quản lý ngành điện, khi mỗi năm ngân sách (cũng là tiền thuế của dân) phải “bù chéo” khoảng 2.500 tỷ đồng đối với việc cấp điện cho các nhà máy sản xuất thép, xi măng... ngoài quy hoạch.

Trong khi đó đã từng có thông tin cho rằng, EVN sẽ được thưởng nếu vượt chỉ tiêu cung ứng điện 2011 (90 tỷ kWh), điều có thể khiến nhiều người hiểu là nhà nước chủ trương khuyến khích tiêu thụ điện bằng mọi giá, thậm chí bao cấp cho các công trình, dự án tiêu tốn năng lượng nhưng kém hiệu quả nói trên.

Chính vì vậy, theo TS. Nguyễn Thị Hiền, cùng với những bất cập, tồn tại của EVN như kinh doanh ngoài ngành thua lỗ, chi lương quá cao, tổn thất điện năng cao..., những nghịch lý trong quản lý vĩ mô kể trên đã khiến các quyết định tăng giá điện không nhận được đồng thuận của xã hội.

Trong khi đó, theo ông Vũ Xuân Thuyên, Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Quyết định 24/2011 của Thủ tướng về điều chỉnh giá điện theo cơ chế thị trường chỉ mang lại lợi ích cho EVN, bởi điều khoản “được tự điều chỉnh giá bán điện khi đầu vào biến động không quá 5%”.

Theo chuyên gia này, trên thực tế EVN có thể dẫn ra rất nhiều yếu tố đầu vào biến động, song điều quan trọng nhất là điện mua từ các đơn vị khác lại được EVN “chốt” một hợp đồng với giá khoảng 4,95 cent/kWh trong nhiều năm. Như vậy, nếu mỗi năm cứ tăng giá điện 1 -2 lần, tức giá điện có thể lên tới 10 cent, 15 cent... nhưng EVN vẫn được hưởng trọn việc mua rẻ bán đắt.

Ở góc độ khách hàng, lãnh đạo không ít doanh nghiệp cho rằng, việc EVN tăng giá điện trong thời điểm cuối năm 2011 vừa qua đã đẩy bất ổn đến sớm hơn cho doanh nghiệp trong bối cảnh hoạt động sản xuất, kinh doanh năm 2011 và dự báo cả năm nay vẫn tiềm ẩn nhiều khó khăn phía trước.

Trong khi đó, “năm 2007, EVN đã từng đề nghị tăng giá điện để lấy vốn đầu tư nhưng vẫn rót vốn vào các lĩnh vực tài chính, ngân hàng, chứng khoán, bất động sản... Con số lỗ hơn 1.000 tỷ đồng do đầu tư vào viễn thông đã cho thấy EVN chưa trung thực với khách hàng khi đưa ra căn cứ tăng giá điện”, một chuyên gia Cục Quản lý giá nói.

Bình luận về xu hướng đề xuất tăng giá liên tiếp của EVN, TS. Nguyễn Minh Phong (Viện Kinh tế xã hội Hà Nội), cho rằng EVN đòi áp dụng giá thị trường trong khi chưa có cạnh tranh đầy đủ trên thị trường đối với điện năng. Điều đó như là một điển hình vủa việc áp dụng quy trình ngược do ngộ nhận hoặc lạm dụng cơ chế thị trường, biến độc quyền Nhà nước thành độc quyền doanh nghiệp.

TS. Phong cũng nhận xét, trong khi cả nước đang thiếu điện thì một số nhà sản xuất điện tư nhân lại không ký được hợp đồng bán điện cho EVN, với lý do mà ngành điện viện ra là “dây dẫn quá tải, không đủ sức tải lên lưới điện quốc gia”.

Đặc biệt, theo chuyên gia này, nghịch lý lớn nhất và khó chấp nhận nhất của ngành điện hiện nay, chính là thị trường điện ngày càng mở rộng và có nhiều tiềm năng phát triển, trong khi các nguồn tài chính và nhân lực xã hội lại bị tắc nghẽn và cả nước lâm vào cảnh thiếu điện kéo dài, do lỗi... cơ chế.

(Theo Vneconomy)

  • Mổ xẻ chuyện 50.000 doanh nghiệp thua lỗ, phá sản
  • Đổi đời nhờ những tảng đá “bỏ đi”
  • DN Việt Nam mất cơ hội quảng cáo trên Google
  • Mổ xẻ chuyện 50.000 DN thua lỗ, phá sản
  • DN ngoại dòm ngó cổ phần nhà máy lọc dầu Dung Quất
  • Doanh nghiệp địa ốc nợ thuế hàng trăm tỷ đồng
  • Vì đâu nữ đại gia Diệu Hiền nợ cả ngàn tỷ đồng?
  • EVN lại tính toán xin tăng giá điện
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao