Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Vì đâu nữ đại gia Diệu Hiền nợ cả ngàn tỷ đồng?

Dưới sự chèo lái của nữ đại gia Diệu Hiền, Bianfishco trở nên nổi đình nổi đám. Tuy nhiên, do việc sử dụng số tiền được vay không đúng mục đích, đầu tư dàn trải nên công ty mất thanh khoản dẫn đến nợ xấu.

Phung phí tiền tỷ

Theo tài liệu mà phóng viên thu thập được, đầu tháng 2.2008, Bianfishco đầu tư 200 tỷ đồng để xây dựng Viện Nghiên cứu thủy sản Bình An, tại Khu Công nghiệp Trà Nóc II, TP.Cần Thơ, tổng diện tích xây dựng hơn 7.000m2. Tháng 7.2010, viện này chính thức khánh thành. Mang danh là viện nghiên cứu nhưng qua tìm hiểu của chúng tôi thực chất nơi đây chỉ là "cái xác không hồn".

Dự án Khu đô thị Nam sông Cần Thơ mặc dù đã bàn giao cho chính quyền, nhưng hiện đang tranh chấp 4.200m2 đất kéo dài nhiều năm qua.

Để nuôi viện này, bà Hiền phải hàng tháng, hàng quý chi một số tiền không nhỏ cho một số nhà khoa học, lãnh đạo về hưu… Mục đích là để họ chịu đứng tên trong danh sách các thành viên của viện để PR với thiên hạ. Thực tế, từ đó đến nay viện này không có công trình nghiên cứu nào phục vụ cho sản xuất của công ty và xã hội.

Ngày 30.6.2011, bà Diệu Hiền tổ chức khánh thành Nhà máy Sản xuất nước uống Collagen Bình An. Nhà máy được xây dựng trên khuôn viên rộng 9.000m2, với dây chuyền máy móc thiết bị được cho là hiện đại nhập từ châu Âu, tổng vốn đầu tư là 10 triệu USD.

Ngày khánh thành, đại gia Diệu Hiền bỏ ra hàng tỷ đồng để tổ chức lễ khánh thành. Hàng loạt ca sĩ, người mẫu, M.C… hàng đầu trong và ngoài nước được bà chi tiền, mời đến dự các buổi quảng bá hoặc làm đại diện thương hiệu. Sản phẩm nước uống này cũng được quảng cáo rầm rộ suốt nhiều tháng trời. Tuy nhiên đến nay, nhà máy này không còn hoạt động...

Theo một số doanh nghiệp thủy sản ở ĐBSCL, sở dĩ bà Hiền chi tiền bạo để làm lễ khánh thành Nhà máy Nước uống Collagen mục đích chính là để tìm cách tiếp cận vay vốn các ngân hàng cho dễ dàng. Bởi lẽ, một doanh nghiệp cùng ngành, kinh nghiệm còn lâu năm hơn Bianfishco rất nhiều, cùng ở miền Tây, nhưng sau hơn 6 năm trời nghiên cứu còn chưa dám cho ra mắt sản phẩm Collagen, mà chỉ chào bán một số nguyên liệu. Còn bà Hiền, chỉ một vài năm đã làm được, đúng là… thiên tài!

Không dừng lại ở đó, bà Diệu Hiền còn chơi ngông đến độ đầu tư hàng tỷ đồng xây dựng khu "massage cá" hiện đại bậc nhất Việt Nam, phục vụ miễn phí hơn mấy nghìn công nhân....

Lùm xùm các dự án

Trong buổi họp báo chiều 7.3, ông Trần Văn Trí - Tổng Giám đốc Bianfishco (được bà Diệu Hiền ủy quyền) cho rằng sẽ bán 2 dự án tại chung cư Cao Thắng và Dự án cao ốc Nguyễn Văn Trỗi (TP.HCM) để trả nợ. Nhưng theo điều tra của NTNN, riêng Dự án chung cư Cao Thắng chỉ là dự án ảo. Còn Dự án cao ốc Nguyễn Văn Trỗi sau khi đóng cọc móng đã bỏ hoang từ lâu.

Ngoài 2 dự án này, năm 2001, Công ty CP Phân bón Hóa chất Cần Thơ (PBCT) có chủ trương xây dựng nhà ở cho cán bộ công nhân viên. Do đó, công ty đã chuyển nhượng một phần đất với diện tích 9.170m2, vị trí nằm tại ấp Phú An, xã Thạnh Hòa, huyện Châu Thành (nay là phường Phú Thứ, quận Cái Răng, TP.Cần Thơ) và ngày 3.5.2001 được UBND huyện Châu Thành cấp “sổ đỏ”.

Tháng 4.2003, UBND tỉnh Cần Thơ (cũ) ban hành quyết định giao đất cho Công ty TNHH Xây dựng - Thương mại Diệu Hiền (cũng do bà Diệu Hiền làm giám đốc) bao trùm lên phần đất của PBCT để xây dựng khu dân cư tại Khu đô thị Nam sông Cần Thơ (quận Cái Răng).

Theo thông tin của NTNN, việc ông Trí được bà Hiền ủy quyền làm tổng giám đốc nhằm "hoãn binh" trả nợ. Theo nhiều chuyên gia kinh tế, do đây là công ty cổ phần nên việc bầu chức vụ tổng giám đốc bắt buộc phải thông qua HĐQT và phải qua công chứng. Với chức danh "bất đắc dĩ" trên, ông Trí chỉ giải quyết những việc trên phương diện mang tính chất hành chính là chính, chứ không phải là người đại diện theo pháp luật của công ty.

Nhằm tạo điều kiện cho công ty của bà Diệu Hiền thực hiện dự án thuận lợi, hai bên thống nhất giao vị trí phần đất mà trước đây PBCT đã chuyển nhượng và có “sổ đỏ”. Đổi lại, phía bà Diệu Hiền tiến hành làm 2 hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho PBCT tại thửa đất 1964 có diện tích 1.912,6m2, giá chuyển nhượng trên 546 triệu đồng và thửa đất 2030 có diện tích 4.213m2, giá chuyển nhượng trên 1,2 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Văn Hào - Tổng Giám đốc PBCT, cho biết, đến nay phía bà Diệu Hiền chỉ hoàn thành thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất được 1.912,6m2. Còn hợp đồng chuyển nhượng QSDĐ diện tích 4.213m2vẫn chưa thực hiện mà Công ty Diệu Hiền lại xin điều chỉnh quy hoạch thay đổi thành "Đất nhà trẻ mẫu giáo". Từ đó dẫn đến tranh chấp.

Ngoài ra, bà Hiền còn đầu tư Khu văn hóa - du lịch sinh thái Bình An tại Sóc Trăng từ năm 1998 nhưng sau vài năm hoạt động do ế ẩm, vắng khách nên hiện đã bỏ hoang...

Với nhiều khoản đầu tư hoang phí, tràn lan, Bianfishco xuống dốc nhanh là khó tránh khỏi.

(Còn tiếp)
(Theo danviet)

  • EVN lại tính toán xin tăng giá điện
  • Bianfishco thông tin “ảo” để trấn an dư luận?
  • FPT Nhật Bản: Vững bước hơn sau cơn đại địa chấn
  • Doanh nghiệp hết vốn: Sau đám tang, sẽ là đám cưới
  • Kiến nghị thu hồi nhiều khoản tiền lớn tại Viettel
  • Doanh nghiệp lo sợ, nhìn nhau tăng giá
  • Vấn nạn của doanh nghiệp vận tải hàng hóa
  • Doanh nghiệp, nhà kinh tế chia sẻ kinh nghiệm “vượt bão”
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao