Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhiều doanh nghiệp đầu tư xây nhà máy xử lý rác

Bãi rác Phước Hiệp, TP.HCM, đang quá tải. (Ảnh: Internet)
Hiện nay, ở Thành phố Hồ Chí Minh, nhiều doanh nghiệp đã mạnh dạn đầu hàng trăm tỷ đồng xây dựng các nhà máy xử lý rác thải, góp phần giúp thành phố giảm bớt gánh năng xử lý rác thải.

Công ty xử lý chất thải rắn Việt Nam đã đầu tư trên 90 triệu USD xây dựng khu xử lý rác thải Đa Phước (huyện Bình Chánh) với quy mô trên 128ha.

Khu xử lý này đã đi vào khai thác từ tháng 11/2007 với công suất tiếp nhận, xử lý khoảng 3.000 tấn rác/ngày (chiếm 50% luợng rác thải của thành phố) trong suốt thời gian kéo dài đến 50 năm, trong đó có 21 năm nhận rác và 29 năm còn lại tiếp tục xử lý rác để làm phân compost, tái chế nhựa, sụt khí phát điện.

Ngoài ra, hiện còn nhiều công trình xử lý rác của các doanh nghiệp khác đang được xây dựng sắp đưa vào khai thác như Công ty Tâm Sinh Nghĩa xây dựng nhà máy xử lý chất thải rắn ở xã Thái Mỹ (huyện Củ Chi) trên diện tích 20ha với tổng vốn đầu tư trên 500 tỷ đồng có công suất xử lý 1.000 tấn rác/ngày, công ty Việtstar xây dựng khu xử lý rác ở huyện Củ Chi từ năm 2007 với tổng vốn đầu tư khoảng 53 triệu USD với công suất xử lý rác là 1.200 tấn/ngày và dự kiến cuối tháng 9/2009 Vietstar sẽ bắt đầu tiếp nhận rác với công suất 600 tấn/ngày.

Đến cuối năm 2009, Thành phố Hồ Chí Minh sẽ có thêm 3 dự án xử lý rác thải đi vào hoạt động, tiếp nhận và xử lý khoảng  2.000 tấn rác/ngày.

Theo ông Đào Anh Kiệt, Giám đốc Sở Tài nguyên-Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh, hiện nay mỗi ngày thành phố phải xử lý trên 6.000 tấn rác thải sinh hoạt với chi phí gần 2,2 tỷ đồng. Đây là chi phí khá lớn và đang trở thành gánh nặng cho ngân sách thành phố.

Thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều chính sách ưu đãi về đất, thuế, đầu tư nhằm kêu gọi các nhà doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia đầu tư vào các dự án xây dựng các công trình xử lý rác thải.

Thành phố hiện có 4 bãi tiếp nhận và xử lý rác là Đông Thạnh (huyện Hóc Môn) Gò Cát (quận Bình Tân), Phước Hiệp (huyện Củ Chi) và Đa Phước (huyện Bình Chánh), trong đó hiện nay chỉ còn 2 bãi rác Phước Hiệp và Đa Phước đang phải tiếp nhận và xử lý toàn bộ lượng rác của thành phố.

Tuy nhiên, hai bãi rác trên cũng chỉ xử lý rác bằng phương pháp chôn lấp là chính. Đây là phương pháp xử lý rác rất thô sơ và tốn rất nhiều diện tích đất dành cho xử lý chôn lấp rác. Việc chôn lấp rác cũng làm phát sinh nguồn nước rỉ rác khá lớn và vô cùng độc hại cho môi trường nếu không được xử lý tốt và gây rất nhiều lãng phí nếu không có những cơ sở chế biến, xử lý rác thành phân compost hoặc tận thu được nguồn khí để phát điện./.

(Theo TTXVN)

  • VAFIE gắn kết doanh nghiệp tại địa phương
  • 5 doanh nghiệp VN lọt vào Top 500 nhà bán lẻ hàng đầu châu Á - Thái Bình Dương 2009
  • Beijing Auto và Daimler AG lập liên doanh mới
  • Công ty Phát chuyển nhanh TNT đầu tư 100 triệu EUR tại Việt Nam
  • Lập quỹ 350 triệu USD đầu tư vào bất động sản Việt Nam
  • Xuất khẩu hàng lạ: Người đưa con cá đỏ dạ sang Mỹ
  • Lợi nhuận của Hyundai tăng 48%
  • Samsung Electronics đầu tư vào công nghệ sạch
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao