Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhiều hãng sản xuất ô tô tính rút lui khỏi Việt Nam

Việc tăng lệ phí trước bạ lên 15-20% và phí cấp biển tại Hà Nội 20 triệu đồng/xe đang khiến thị trường ôtô không còn hấp dẫn với các nhà đầu tư. Sau hơn chục năm trời đầu tư vào Việt Nam, các hãng ô tô nước ngoài vẫn chưa thoát khỏi cảnh lắp ráp. Thậm chí, các hãng này còn đang ngần ngại việc có nên tiếp tục đầu tư ở Việt Nam hay không. 
Lo thị trường thu hẹp

Việc tăng lệ phí trước bạ với ô tô cá nhân tại TPHCM lên 15%, tại Hà Nội lên 20% và phí cấp biển số tại Hà Nội lên 20 triệu đồng/xe bắt đầu từ 1/1/2012 khiến các doanh nghiệp ô tô thất vọng và đều cho rằng đây là "cú đánh" mạnh vào thị trường ô tô, khiến cho quy mô bị thu hẹp và không còn hấp dẫn với các nhà đầu tư.
 
Việc tăng phí trước bạ và cấp mới biển xe nhằm hạn chế xe ô tô cá nhân tại Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục cho thấy sự không ổn định trong chính sách phát triển ngành công nghiệp ô tô, ông Laurent Charpentier, Tổng giám đốc Công ty Ford Việt Nam nói.

Dự báo thị trường ô tô trong năm 2012, ông Tachibana, Tổng giám đốc TMV cho rằng, năm 2012 sẽ là năm hết sức khó khăn đối với ngành sản xuất ô tô và thị trường trong nước. Ước tính doanh số của VAMA sẽ giảm 20%.

Rút lui

Theo nhận định của ông Tachibana, đến năm 2018, nhiều nhất sẽ chỉ còn 3 doanh nghiệp ô tô có vốn đầu tư nước ngoài trụ lại tại Việt Nam. Nhưng nhiều chuyên gia cho rằng 3 cũng là quá nhiều, có khi chẳng còn doanh nghiệp nào. Khi đó cũng giống như trong lĩnh vực điện tử, Sony rút khỏi Việt Nam, chỉ để lại một Văn phòng đại diện và phân phối xe nhập khẩu.

Với thuế suất thuế nhập khẩu ô tô chỉ còn 50% vào 2014 và giảm tới 0 - 5% vào năm 2018, xe nhập khẩu nguyên chiếc có lợi thế hơn so với xe sản xuất trong nước là điều được các doanh nghiệp ô tô có vốn đầu tư nước ngoài nhận thấy.

Chủ tịch Ford tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương và châu Phi, ông Joe Hinrichs cho biết, hãng đang xây dựng 7 cơ sở sản xuất mới tại châu Á. Tuy nhiên trong kế hoạch của Ford không có dự án nào tại Việt Nam.
 
GM Việt Nam, Honda Việt Nam, Suzukuki Việt Nam... cho biết không có kế hoạch đầu tư gì vào Việt Nam năm 2012.

Công nghiệp ô tô là 1 ngành thu hút rất nhiều nhân lực bởi nó kéo theo sự phát triển của công nghiệp phụ trợ và các ngành sản xuất khác như thép, điện tử, hoá chất, nhựa... Theo tính toán, ngành công nghiệp ô tô có quy mô 500.000 xe/ năm cũng thu hút  trên 1 triệu lao động với hàng nghìn doanh nghiệp tham gia cung ứng; không những vậy nó lại là ngành sản xuất mang lại giá trị gia tăng cao.
 
Các doanh nghiệp ô tô rất mong Chính phủ có chiến lược và chính sách rõ ràng, ổn định và nhất quán để hỗ trợ tốt sự phát triển ngành của ngành sản xuất ô tô và phụ tùng trong nước nhằm góp phần thực hiện thành công chủ trương Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước vào năm 2020.
 
(Nguồn VEF)

  • Chuyện lạ từ một dự án bia
  • 6 doanh nghiệp ngành thép phá sản trong năm 2011
  • Doanh nghiệp đau đầu chuyện mất tên
  • “Quẫy cựa” với lãi suất cao
  • Hoàng Anh Gia Lai nói gì về sự sụt giảm doanh thu?
  • Hanoimilk thắp lại hy vọng…
  • “Ẩn số” tái cơ cấu VNPT
  • 2012: Doanh nhân Việt tự tin và thận trọng
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao