Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nhiều nhà bán lẻ Nhật muốn vào Việt Nam

Chuỗi siêu thị điện máy Best Denki của Nhật đã đến Việt Nam thông qua việc nhượng quyền thương mại với một doanh nghiệp trong nước mở chuỗi siêu thị Best Caring - Ảnh: Quốc Hùng

Nhiều doanh nghiệp và nhà đầu tư Nhật Bản quan tâm đến thị trường bán lẻ Việt Nam, đặc biệt là tại khu vực TPHCM.  

Theo ông Kitashima Satoshi, Giám đốc Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản (Jetro) chi nhánh tại TPHCM, sau một thời gian dài trầm lắng do ảnh hưởng chung của cuộc khủng hoảng kinh tế và tài chính toàn cầu, nhiều doanh nghiệp Nhật Bản những tháng gần đây đến văn phòng Jetro tại TPHCM để được tư vấn kinh doanh tại Việt Nam và một nửa trong số đó quan tâm đến lĩnh vực bán lẻ trong nước.

Ông cho biết, mỗi tháng văn phòng Jetro tại TPHCM có 40-50 công ty Nhật Bản tìm đến tư vấn về cơ hội đầu tư và kinh doanh ở Việt Nam. Một nửa những công ty này quan tâm đến việc thành lập công ty chuyên hoạt động về ngành thương mại mà thị trường chính là ở TPHCM. 

Theo ông Satoshi, thị trường tiêu dùng nội địa của Nhật đang suy yếu trong khi tỷ giá đồng yen của Nhật so với các nước thì mạnh nên nhiều doanh nghiệp và nhà bán lẻ Nhật muốn mở rộng kinh doanh ở nước ngoài, trong đó Việt Nam được đánh giá là một thị trường rộng lớn.

Theo ông, từ khi chính thức mở cửa cho các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài thành lập công ty thương mại theo cam kết của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) từ đầu năm nay, Việt Nam được các doanh nghiệp Nhật Bản đánh giá là thị trường tiềm năng lớn sau các quốc gia có dân số đông như Trung Quốc và Ấn Độ.

Ông Satoshi không tiết lộ thông tin về các nhà bán lẻ của Nhật muốn vào thị trường Việt Nam. Tuy nhiên, theo ông trong số này có cả doanh nghiệp rất lớn lẫn doanh nghiệp nhỏ của Nhật Bản.

Trên thực tế, một số nhà bán lẻ và phân phối của Nhật cũng đã vào thị trường Việt Nam rất sớm như các nhãn hiệu của tập đoàn Best Denki, Sumitomo, Denso…  Một số cửa hàng đồng giá của Nhật cũng đã có mặt ở thị trường Việt Nam thông qua các nhà phân phối trong nước.

Đề cập đến vấn đề xu hướng đầu tư của các doanh nghiệp Nhật Bản trong thời gian tới, nhất là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất, ông Satoshi lưu ý các nhà phát triển hạ tầng khu công nghiệp, khu chế xuất tại Việt Nam đừng mong đợi quá nhiều vào các doanh nghiệp, các tập đoàn sản xuất lớn. Bởi lẽ, việc đầu tư của các doanh nghiệp này đang trong tình trạng bão hòa. Thay vào đó là các nhà sản xuất vừa và nhỏ sẽ gia tăng cao trong thời gian tới.

Do đó, ông khuyên các nhà phát triển hạ tầng đừng tập trung quá nhiều việc quy hoạch những nhà xưởng xây sẵn hoặc những khu đất để xây dựng nhà xưởng quá lớn từ vài héc ta trở lên mà hãy tập trung vào những nhà xưởng nhỏ và vừa với quy mô vài ngàn mét vuông.

Ông Satoshi cho biết, việc đầu tư của các doanh nghiệp Nhật ở Việt Nam cũng là một mắc xích cung ứng trên toàn cầu. Do đó, vấn đề lưu thông hàng hóa rất quan trong. Những địa phương luôn bị ách tắc giao thông, tắc nghẽn về cảng biển…như TPHCM sẽ trở nên kém hấp dẫn với các nhà đầu tư Nhật. Họ sẽ chú ý hơn đến tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, vì tỉnh này có hệ thống cảng biển cho việc vận chuyển hàng hóa quốc tế (cụm cảng Cái Mép Thị Vải) đang được đầu tư hoàn thiện, ông Satoshi nhấn mạnh.

(Theo Quốc Hùng // Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Nga: Tập đoàn Lukoil đã quay trở lại Iraq
  • Dell và Digiworld Corporation thực hiện chiến dịch 'Máy tính học đường'
  • Doanh nghiệp viễn thông phải hoàn cước nếu dịch vụ kém
  • Toyota có thêm trạm dịch vụ ủy quyền tại Hà Đông
  • SPT mua 10.000 phần mềm Bkav tặng khách hàng
  • Cty TNHH Thế Anh - Kim Thành, Hải Dương: Đâu là lối thoát cho DN?
  • Shell có kế hoạch bán 5 tỷ USD cổ phần ở Nigeria
  • Bước đi trước thời cuộc của BMW
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao