Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

NM nhiệt điện Kiên Lương: Tạo đột phá trong đầu tư phát triển nguồn điện

Những năm gần đây, do tốc độ tăng trưởng nhanh chóng của nền kinh tế đất nước tình trạng thiếu điện ngày càng trở nên căng thẳng. Phát triển nguồn điện năng đang là ưu tiên hàng đầu đối với nền kinh tế đất nước nhưng cần nguồn vốn đầu tư rất lớn. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn khuyến khích các thành phần kinh tế, các doanh nghiệp đầu tư, huy động các nguồn lực phát triển nguồn điện. Tập đoàn Tân Tạp hiện là đơn vị đi đầu trong giải pháp này góp phần chung tay giải quyết khó khăn với đất nước. 
 
Một vườn hoa đẹp đẽ mọc lên giữa biển

Sức mạnh của ý chí

Cảm nhận chung của chúng tôi khi đặt chân đến Kiên Lương là vùng đất thưa thớt cư dân, đời sống kinh tế còn nhiều khó khăn. Nhưng những ngày gần đây, Kiên Lương đang có sự chuyển động lớn lao. Dự án nhiệt điện Kiên Lương đã và đang thúc đẩy sự phát triển của vùng đất heo hút nơi biển Tây Nam đất nước. Ông Bùi Ngọc Sương - Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang cho biết “Dự án này không chỉ đáp ứng nhu cầu phụ tải gia tăng mà còn góp phần làm thay đổi diện mạo Kiên Giang, tạo nên sức hấp dẫn mới của Kiên Giang trước các nhà đầu tư”.

Giữa bề bộn công trường san lấp mặt bằng nườm nượp xe máy, ngổn ngang đất đá, cát sỏi, bê tông, chúng tôi thoáng chững lại khi bắt gặp một vườn hoa rực rỡ nổi lên ngay sát biển nước mênh mông. Tại sao ngay giữa biển khơi mênh mông, ngổn ngang đất đá lại có một sân đậu trực thăng và một vườn hoa xanh tươi và rực rỡ đến thế? Bà Đặng Thị Hoàng Yên - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Tân Tạo tâm sự: “Đây là điểm nhấn văn hóa chúng tôi muốn xây dựng: biểu tượng về một nhà máy nhiệt điện xanh, sạch, đẹp, thân thiện với môi trường. Ngoài ra, vườn hoa cây xanh minh chứng cho niềm tin, sức mạnh, ý chí của chúng tôi trong việc quyết tâm xây dựng thành công nhà máy nhiệt điện Kiên Lương”.

Theo chúng tôi được biết, Tân Tạo là doanh nghiệp ngoài quốc doanh đầu tiên được Chính phủ giao làm chủ đầu tư một dự án điện theo hình thức BOO và Tân Tạo đã hứa với Chính phủ là sẽ thực hiện thành công dự án. Nở nụ cười thật tươi, bà Yên chia sẻ tiếp: “Lời hứa đó là lý do trả lời cho câu hỏi mà rất nhiều người đã hỏi tôi rằng tại sao khi chưa có lệnh khởi công chính thức (phát lệnh khởi công dự án này là Chính phủ) đã đem gần 2.000 tỷ đồng... đổ ra biển!? Nhưng thời gian đâu có đợi chúng ta! Hơn nữa muốn đảm bảo được nhà máy phát điện vào năm 2014 theo đúng tiến độ do Chính Phủ đề ra thì chúng tôi phải hoàn thành toàn bộ mặt bằng nhà máy chậm nhất vào tháng/2010.”
 
Một đoạn đê bao đang hình thành trên biển

Có đến mới thấy được khối lượng công việc khổng lồ cũng như những khó khăn của Tân Tạo khi bắt tay vào dự án. Tính từ chân đất liền, dự án nhiệt điện Kiên Lương vươn ra biển 4 cây số. Phương án chuyển khu vực xây dựng nhà máy ra khu lấn biển là bước đột phá của dự án, vì nó giải quyết vấn đề giải phóng mặt bằng cho dự án.  Đề nghị này đã nhanh chóng được Thủ tướng chính phủ cho phép và Bộ Công thương đã chấp thuận cuối năm 2009. Đến đầu năm 2010, tỉnh Kiên Giang chính thức giao mặt nước biển cho Tân Tạo để khởi công nạo vét bùn, san lấp mặt bằng và xây dựng hạ tầng kỹ thuật.

Từ tháng 3/2010 đến nay, việc san lấp mặt bằng được triển khai một cách hối hả. Bởi lẽ, ai cũng biết rằng phải có mặt bằng thì mới có thể xây dựng nhà máy. Nhưng đây là một công việc khổng lồ, phải nạo vét hàng triệu chục m3 bùn đất dưới biển, sử dụng  48 triệu m3 đất đácát. Thật tuyệt vời là đến nay, Tân Tạo đã hoàn thành giai đoạn 1 của dự án. Đặc biệt, việc đóng cừ bê-tông ngăn biển xứng đáng được coi là một kỳ tích của ngành xây dựng Việt Nam. Đơn vị thi công  đã phải huy động các xà lan, tàu bè chuyên trở những thiết bị hạng nặng để đóng được 8 km cừ lá sen có chiều rộng 1m và chiều dài từ 28 đến 44m, được sản xuất theo công nghệ Nhật Bản làm đê bao tạo thành một vùng dự án riêng biệt dành riêng – giải pháp lần đầu được sử dụng ở Việt Nam.

Giữa biển nước mênh mông quan sát các kỹ sư, công nhân đang khẩn trương đóng hàng cọc ngăn biển chợt nhớ trong suốt một thời gian dài, nhiều nhà đầu tư đã phải đầu hàng khi tiếp cận nghiên cứu dự án nhà máy nhiệt điện Kiên Lương. Sau rất nhiều những nghiên cứu dưới sự giúp đỡ của các chuyên gia cả trong và ngoài nước với rất nhiều kinh phí bỏ ra, mà có lúc tưởng chừng tất cả công sức và tiền bạc phải đổ xuống sông bể, Tân Tạo đã tìm được ra Đảo Nam Du có thể xây dựng được cảng biển nước sâu và chính thức biến Quy hoạch của Trung tâm Nhiệt điện Kiên Lương trở thành khả thi – dấu mốc quan trọng đánh dấu sự phát triển của đồng bằng Sông Cửu Long.
 
Một góc mặt nước đã được lấp đầy

Chung tay tháo gỡ khó khăn

Theo kế hoạch, đến năm 2013 -2014, dòng điện từ nhà máy nhiệt điện Kiên Lương 1 sẽ chính thức hòa vào lưới điện quốc gia và “giải vây” cho “mặt trận” khu vực phía Nam đất nước. Với ý nghĩa vô cùng quan trọng đó, dự án nhiệt điện Kiên Lương đang được sự quan tâm đặc biệt từ Chính phủ, các bộ, ngành cũng như chính quyền địa phương.

Về quy trình, dự án nhiệt điện Kiên Lương khởi công khi hoàn tất 3 công đoạn: San lấp mặt bằng; thủ tục bảo lãnh vay vốn của Chính phủ (GGU) và đàm phán giá điện (PPA) với EVN.  Ông Thái Văn Mến -  Tổng giám đốc Tập đoàn Tân Tạo cho biết: “Tập đoàn đang nỗ lực tháo gỡ khó khăn, cố gắng khởi công xây dựng nhà máy nhiệt điện Kiên Lương 1 vào tháng 12/2010”.

Được biết, hiện nay, Tập đoàn Tân tạo đang tiếp tục kiến nghị lãnh đạo tỉnh Kiên Giang cho phép tiến hành khai thác các mỏ tại Hòn Tre, núi Ông Cọp, núi Huỳnh và núi Sơn Trà. Kỹ sư Lê Văn An - Tổng giám đốc Tổng công ty Cơ điện nông nghiệp và thủy lợi (Agrimeco) cho hay, vào tháng 10/2010, Agrimeco sẽ đưa một lực lượng lớn kỹ sư, công nhân, máy móc vào Kiên Lương để thi công, lấy đất đá đào hồ để lấn biển, hỗ trợ khắc phục việc bổ sung nguyên liệu san lấp biển.

Vấn đề thu xếp vốn cho dự án và đàm phán giá điện cũng đã đạt được những kết quả tích cực. Thông tin từ lãnh đạo Tân Tạo, tập đoàn đang tích cực cùng hơn 15 đơn vị tư vấn trong và ngoài nước làm việc với các ngân hàng lớn của các tổ chức tín dụng quốc tế và Tổng công ty bảo hiểm Sinosure (Trung Quốc) về việc vay vốn cho dự án và tập đoàn đã nhận được những ý kiến phản hồi cam kết tích cực từ các ngân hàng, đặc biệt là Sinosure. Việc xem xét cho vay chính thức được thực hiện khi có GGU và hợp đồng PPA với EVN. Dự kiến từ nay đến cuối năm 2010, sẽ chi thêm 400 tỷ đồng từ vốn trái phiếu đã phát hành để kịp bàn giao mặt bằng cho chủ đầu tư (ngoài 2.000 tỷ đồng đã được đầu tư từ năm 2007).

Về phía địa phương, ông Phạm Vũ Hồng - Phó chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang khẳng định: Tỉnh luôn tạo điều kiện thuận lợi để Tập đoàn Tân Tạo triển khai dự án bởi đây là dự án trọng điểm quốc gia. Tỉnh đã chỉ đạo huyện Kiên Lương tập trung làm tốt công tác giải phóng mặt bằng để sớm bàn giao cho chủ đầu tư xây dựng các hạng mục.

Như vậy, có thể thấy rằng, ngoài quyết tâm của chủ đầu tư, để đạt được tiến độ đã đặt ra, dự án nhiệt điện Kiên Lương rất cần sự quan tâm hơn nữa từ các bộ, ngành liên quan cũng như chính quyền địa phương. Hy vọng rằng, dự án Nhiệt điện Kiên Lương sẽ về đích đúng kế hoạch, sớm thắp sáng cực Nam của Tổ quốc.

(Theo Diễn đàn doanh nghiệp)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao