Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Nỗi lo của Vama

Việc chủ yếu tập trung vào khâu lắp ráp mà thiếu chăm lo tới đầu tư chiều sâu đang đặt các doanh nghiệp của Vama trước thách thức rất lớn
Việc chủ yếu tập trung vào khâu lắp ráp mà thiếu chăm lo tới đầu tư chiều sâu đang đặt các doanh nghiệp của Vama trước thách thức rất lớn

Mỗi năm một lần, Vietnam Motor Show, cuộc biểu dương lực lượng của các thành viên Vama lại khuấy động thị trường ô tô Việt. Năm nay, Vama đang canh cánh với nhiều nỗi lo.

Sau 15 năm thong dong phát triển, được hưởng nhiều ưu đãi nhưng các thành viên của VAMA đã không chú trọng đầu tư, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa. Hiện giá xe sản xuất trong nước khá cao, lại chủ yếu là lắp ráp khiến năng lực cạnh tranh với xe nhập khẩu rất thấp. Nguy cơ mất thị trường khi thuế nhập khẩu giảm đang ngày một hiện rõ. Đối mặt với nguy cơ này các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp ô tô đang vội vàng tính đến chuyện đưa ra một dòng xe chiến lược để xin các chính sách ưu đãi của Chính phủ hòng giành thị phần thị trường nội địa.

Cứu cánh: Xe chiến lược

Sớm lo lắng đến lộ trình giảm thuế nhập khẩu ô tô theo các cam kết là Công ty Toyota Việt Nam. Nhà sản xuất lắp ráp ô tô đứng đầu Việt Nam này hiểu rằng với thực trạng hiện nay, khi thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc giảm, xe sản xuất trong nước sẽ khó lòng mà cạnh tranh được. Vì vậy cần có sự ủng hộ (bằng cơ chế chính sách ưu đãi của Nhà nước) và sự đồng lòng của các doanh nghiệp sản xuất lắp ráp xe và phụ tùng linh kiện để tập trung phát triển một loại xe có đủ khả năng cạnh tranh trong thị trường nội địa, thậm chí xuất khẩu.

Phải nhanh chóng xác định dòng xe chiến lược để tập trung cơ chế chính sách và nguồn lực nhằm phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.

Một cuộc hội thảo quốc gia để bàn về vấn đề này đã được Bộ Công thương đứng ra tổ chức với sự tham gia rất đông đủ các thành viên VAMA. Tại hội thảo này các nhà sản xuất lắp ráp trong nước đều thừa nhận một thực tế, đó là nguy cơ cạnh tranh từ phía các sản phẩm nhập khẩu nguyên chiếc đang hiện hữu. Lượng xe nguyên chiếc nhập khẩu tăng nhanh trong thời gian qua.

Đưa ra số liệu tại hội thảo, ông Ngô Văn Trụ - Bộ Công thương cho biết, năm 2007, tỉ lệ xe nguyên chiếc nhập khẩu chiếm 20%, năm 2008 là 28% và năm 2009 dự kiến trên 32%. Và con số này sẽ tăng nhanh khi thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc ngày một giảm.Theo tính toán của ông Trụ, đến năm 2025, nếu Việt Nam phải nhập khẩu toàn bộ xe để đáp ứng nhu cầu trong nước thì thâm hụt thương mại do nhập khẩu ô tô lên tới 12 tỷ USD. Nếu không khẩn trương lựa chọn dòng xe chiến lược sẽ khó lòng xây dựng được ngành công nghiệp ô tô trước năm 2018.

Trong khi đó xe sản xuất trong nước phải đối mặt với nhiều thách thức như thị trường nhỏ, nhiều chủng loại xe, doanh số bán hàng bình quân cho cùng một model là rất thấp, dưới 100 xe/tháng; giá xe lại đứng vào hàng cao nhất thế giới; nền công nghiệp phụ trợ đang ở số không…

Vì thế, các chuyên gia, doanh nghiệp đều thống nhất cho rằng, phải nhanh chóng xác định  dòng xe chiến lược để tập trung cơ chế chính sách và nguồn lực để phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam.

Mỗi người một phách

Thống nhất cao về việc cần nhanh chóng xác định dòng xe chiến lược với các tiêu chí như thân thiện với môi trường, tiết kiệm nhiên liệu, giá thành thấp, ứng dụng được các công nghệ cao như điện, nhiên liệu sạch, có thể sản xuất với sản lượng lớn... song các nhà sản xuất lại không đi được đến thống nhất khi lựa chọn cụ thể đó là loại xe nào.

 

Tổng giám đốc Toyota Việt Nam - ông Tochibana cho rằng, nên tập trung đối với loại xe từ 4 - 9 chỗ ngồi. Loại xe này phù hợp với các gia đình và công sở, ít tiêu hao nhiên liệu, giá thành phù hợp, chở được nhiều người và nhiều nước trên thế giới cũng ưa chuộng. Trong khi đó Tổng giám đốc Công ty ô tô Trường Hải, ông Trần Bá Dương, lại cho rằng loại xe nhỏ dưới 5 chỗ ngồi dung tích xi-lanh dưới 1.5 lít mới là “chiến lược” với lý do: gọn nhỏ, phù hợp với di chuyển trong nội thành, ít tiêu hao nhiên liệu và đỡ tốn diện tích. Không chỉ 1, ông Dương đề xuất tới 2 loại xe chiến lược, loại thứ 2 là dòng xe từ 6 - 9 chỗ ngồi có dung tích xi lanh dưới 2.0 lít, Tuy nhiên, Tổng giám đốc Công ty ô tô Xuân Kiên - Bùi Xuân Huyên lại không đồng tình với quan điểm này. Ông Huyên cho rằng, nên lựa chọn dòng xe có dung tích xi-lanh dưới 1.0 lít, loại dưới 5 chỗ ngồi thay vì loại 6 - 9 chỗ ngồi. Ông Kiên lý giải rằng, dòng xe này tiết kiệm diện tích, nhiên liệu, giá thành thấp và phù hợp với đại bộ phận người tiêu dùng Việt Nam. “Chúng tôi đã tiến hành khảo sát và cho kết quả, xe loại 6 - 9 chỗ lưu hành trên thị trường chỉ chiếm chưa đầy 15%, trong khi loại xe này cồng kềnh, chiếm nhiều diện tích”, ông Huyên nói.

Thế nhưng ông Nguyễn Chí Công - Phó tổng giám đốc Mercedes Việt Nam thì lại cho rằng, xét dưới mọi tiêu chí và đặc thù của nền công nghiệp Việt Nam thì ưu tiên cho dòng xe 5 chỗ là phù hợp.

Lợi ích của ai?

Sự bất đồng giữa các nhà sản xuất trong việc lựa chọn loại xe cụ thể để làm xe chiến lược không có gì lạ bởi ai cũng hiểu loại xe nào được chọn là xe chiến lược thì sẽ được tập trung đầu tư và được hưởng các chính sách ưu đãi của Nhà nước.

Vậy nên những ai am hiểu ngành công nghiệp ô tô đều hiểu vì sao mỗi doanh nghiệp lại “tiến cử” một loại xe khác nhau. Đơn giản vì đó là loại xe mà các doanh nghiệp này đang ưu tiên đầu tư sản xuất. Đề xuất loại xe 6 - 9 chỗ thực tế là Toyota muốn ám chỉ tới chiếc Innova của mình. Chiếc xe mà Toyota đã đầu tư đạt tỉ lệ nội địa hóa khá cao và hiện đang là loại xe bán chạy nhất trên thị trường. Còn Công ty Trường Hải thì đã trông đợi và bỏ không ít tiền của vào chiếc xe Kia Morning, vậy nên đây mới là lý do chính để ông Dương đề xuất loại xe nhỏ có dung tích xi lanh 1.5l. 

Trong khi đó Vinaxuki lại đang có chiếc xe nhỏ, giá rẻ với dung tích xi-lanh dưới 1 lít nên không có gì lạ khi ông Huyên phản đối vịêc lựa chọn loại xe 6 - 9 chỗ mà “đòi” chọn loại xe mà doanh nghiệp ông sản xuất. Cũng tương tự như vậy, các hãng xe khác cũng sẽ đề xuất loại xe mà mình đã và đang đầu tư.

Việc các doanh nghiệp đề xuất xuất phát từ lợi ích của doanh nghiệp mình không có gì xấu và khó hiểu. Song như vậy mục tiêu chọn được một dòng xe chiến lược để cùng tập trung đầu tư phát triển để có lợi thế cạnh tranh sẽ không đạt được. Và quan trọng hơn, các doanh nghiệp đã quên đi đối tượng chính, có ý nghĩa quyết định sự “thắng - thua” của họ, đó chính là người tiêu dùng. Tổ chức một cuộc hội thảo tầm cỡ quốc gia để sớm có báo cáo Chính phủ, nhưng Bộ Công thương cũng như các thành viên của VAMA lại chưa hề cho thấy họ đã tiến hành khảo sát, thăm dò thị trường để biết được xu thế và thị hiếu tiêu dùng của người Việt Nam.

Vậy nên, dòng xe chiến lược mà các doanh nghiệp đề xuất mới chỉ dừng ở quyền lợi của nhà sản xuất. Về dài hạn, nhu cầu, lợi ích của người sử dụng mới là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của họ.

(Theo Nguyễn Hà // Báo Doanh nhân)

  • Hỗ trợ DN thực hiện thủ tục hải quan điện tử: Sẽ có “phần mềm đặc biệt”
  • Mong nhiều doanh nghiệp Séc đầu tư tại Việt Nam
  • Hậu suy thoái kinh tế: DN nên chớp cơ hội và trao quyền cho lãnh đạo trẻ
  • ANZ công bố hệ thống nhận diện thương hiệu mới
  • Petroland đầu tư vào đảo Nhím hồ Dầu Tiếng
  • Xây dựng nhà máy chế biến điều công nghệ VN
  • Vinaconex 15 khởi công dự án khu nhà nghỉ dưỡng
  • DN bảo hiểm tìm kiếm đối tác chiến lược: Không dễ!
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao