Ngành công nghiệp năng lượng mặttrời đã phải cắt giảm các khoản chi phí cũng như các khoản trợ cấp của mình, giám đốc điều hành của gã khổng lồ dầu lửa kinh doanh quang điện chia sẻ với Mark Halper.
Giống như bất cứ ai đang điều hành một công ty năng lượng mặt trời, giám đốc điều hành của BP Solar, ông Rayed Fezzani, cũng có một công việcthật đặc biệt. Ngành công nghiệp năng lượng mặt trời, mà theo như định nghĩa của nó, thì phụ thuộc vào ánh sáng mặt trời. Dù vậy, các nhà sản xuất quang điện và những tấm pa-nô nănglượng mặt trời đã bán một nửa số sản phẩm của mình tới đâu? Chính là đây- nước Đức. Đúng vậy, nước Đức, một đất nước với thời tiết không nhiều ánh nắng mặt trời hơn Anh, sẽ tiêu thụ tới 50% điện năng lượng mặt trời trên thế giới trong năm nay. San Francisco, nơi đặt trụ sở của BP Solar bán tới gần 60% sản phẩm của mình tại đây, tới các hộ gia đình, các doanh nghiệp, các dịch vụ phúc lợi xã hội và những nhà sản xuất điện năng mới nhưng còn chưa được sử dụng rộng rãi. Lí do chính là cácchính sách của chỉnh phủ Đức đã làm chỗ dựa cho ngành công nghiệp năng lượng mặt trời với việc buộc các dịch vụ phúc lợi xã hội mua điện với giá cao hơn từ các hộ gia đình và doanh nghiệp tự tạo ra năng lượng điện cho mình. Cái gọi là “thuế - cung - cấp” đã thúc đẩy việc áp dụng một công nghệ năng lượng mà sẽ giúp thế giới từ bỏ những nhiên liệu hóa thạch phát thải cacbondioxit. Tuy nhiên, như ôngMr Fezzani phát biểu trong một cuộc phỏng vấn những người đứng đầu BP Solar, những thành công trong công nghiệp năng lượng mặt trời ở Đức cũng chính là những vấn đề gây khó khăn cho việc sử dụng năng lượng mặt trời: ngành công nghiệp này dựa quá nhiều vào các khoản trợ cấp, và không thể sống sót nếu thiếu chúng trong một thế giới mà chi phí cho việc sản xuất ra năng lượng điện truyền thống, ví dụ như than, còn thấp hơn. “Chúng tôi tin rằng năng lượng mặt trời sẽ không trở thành một ngành kinh doanh thực sự cho tới khi nó có thể tự đứng trên đôi chân của mình”, ông Mr Fezzani cho biết. Điều này không có nghĩa là ông ủng hộ việc bãi bỏ những trợ cấp của chính phủ. Tính kinh tế của quy mô cho thấy chi phí không hề giảm cho tới khi ngành công nghiệp này điều chỉnh được mức sản lượng và ông cũng lưu ý rằng “ Những khoản trợ cấp luôn là một cách để đạt tới điều đó” Vấn đề là ở chỗ những khoản trợ cấp có thể làm méo mó thị trường với những hậu quả khủng khiếp. BP và ngành công nghiệp đã nhận thấy điều đó sau hơn một năm khi chính phủ Tây Ban Nha bất ngờ cắt giảm chương trình trợ cấp. Đất nước Tây Ban Nha đầy nắng, chứ không phải Đức, đã chiếm tới một nửa sản lượng điện năng lượng mặt trời trên khắp hành tinh vào năm 2008, theo hãng nghiên cứu iSuppli đặt trụ sở ở El Segundo, California. Giống như Đức, Tây Ban Nha đã có những khoản thuế trợ cấp hào phòng cho tới khi đất nước này quyết định cắt bớt 80% lượng điện năng lượng mặt trời mà những dịch vụ phúc lợi xã hội phải mua từ những nguồn quang điện. Những chính sách, chứ không phải thời tiết, đã điều chỉnh thị trường Tây Ban Nha. Và như nhà phân tích tư vấn Photon Chris Porter đã lưu ý, khi những quy luật thay đổi một cách bất ngờ, đột ngột, thị trường lớn nhất thế giới cũng sẽ sụp đổ. Điều này dồn gánh nặng lên vai những nhà sản xuất như BP và những đối thủ trên khắp thế giới, bao gồmcả Trung Quốc và châu Âu, với những kho hàng dự trữ chất cao như núi mà một số nhà phântích tin rằng sẽ không thế tiêu thụ hết cho tới năm 2011. Mức giá đi xuống cũng làm giảm sản lượng và lợi nhuận thực tế của những nhà sản xuất. Ngành công nghiệp năng lượng mặt trời đầy sáng láng và linh hoạt – đây là một ngành kinh doanh mà bạn có thể gọi sự thuận lợi cho sản xuất như một “trang trại” chứ không phải “một nhà máy sản xuất”– trở nên xấu xí và dơ dáy. Những công ty của Mỹ và Đức đã phản pháo lại sự việc được cho là bán phá giá bởi những nhà sản xuất Trung Quốc, và những nhà sản xuất những tấm pa-nô năng lượng mặt trời bắt đầu cố gắng vượt khỏi những cam kết dài hạn mua tế bào quang điện, việc dẫn đến một vài vụ kiện tụng. BP, nơi mà theo như iSuppli là nhà sản xuất những tấm pa-nô năng lượng mặt trời lớn thứ bảy trên thế giới, đã không thoát khỏi những hậu quả. Vào tháng 4, công ty này cắt giảm hơn 600 việc làm khi nó đóng cửa nhà mát sản xuất pa-nô năng lượng mặttrời và những dây chuyền sản xuất ở Frederick, Maryland, và ở Madrid, theo sự đóng cửa nhà máy vào năm 2008 ở Australia. Một vài nhà phê bình đề xuất rằng BP đã rút khỏi cam kết nổi tiếng của mình sẽ “vượt xa hơn dầu lửa” và rằng năng lượng xanh không lâu nữa sẽ được ưu tiên trước nhất theo sự chuyển hướng của cựu giám đốc điều hành John Browne. Theo ông Fezzanithì không hẳn như vậy. BP đã bị hút vào cùng cơn bão đã quét qua cả phần còn lại của ngành công nghiệp – sự cắt giảm những khoản trợ cấp của Tây Ban Nha đi cùng với khủng hoảng, điều đã ảnh hướng rất mạnh tới Tây Ban Nha. “Việc ngành công nghiệp năng lượng mặt trời không hề hấn gì là điều không thể hiểu nổi khi chúng ta chứng kiến sự tan vỡ của thị trường tài chính”, ôngFezzani cho biết. Khi BP thông báo việc xa thải tạm thời trong tháng tư, công ty đã tự trói buộc mình với một “chiến lược dài hạn nhằm cắt giảm chi phí cho điện năng lượng mặt trời so với chi phí của năng lượng điện truyền thống”. Nói theo một cách khác là nhằm hạ giá thành điện năng lượng mặt trời tới mức cả ngành công nghiệp cuối cùng có thể trưởng thành khỏi thời niên thiếu quá dài của nó và cắt giảm những khoản trợ cấp. Mặc dù chính xác những điều trong suy nghĩ của ông Fezzani không rõ ràng, kế hoạch của BP đã bắt đầu sáng tỏ. Vào tháng mười, công ty quyết định hướng sản phẩm pa-nô năng lượng mặt trời ra bên ngoài tới một nhà sản xuất của Mỹ ở Polan, Jabil Circuits, một bước chuyển mà nó hy vọng sẽ giúp hạ thấp giá thành sản phẩm khi Jabil mua với số lượng nguyên liệu lớn hơn như kính và dây cáp của BP và những nhà cung cấp khác. “Jabil có thể tập hợp nguồn cầu của chúng tôi và của những hãng khác, về cơ bản tiến tới cùng một nhà cung cấp và hạ giá thành”, ông Fezzani cho biết. Jabil sẽ cung cấp cho những khách hàng châu Âu của BP. Trong khi đó, BP tiếp tục sản xuất các bộ phận ở Ấn Độ qua liên doanh tới 20 năm với Tata và ở Trung Quốc, qua một liên doanh 4 năm với Sinjiang New Energy ở Xi'an. Trong khi BP bắt tay đưa những mặt hàng của mình tớ Jabil, công ty cũng chuyển đổi trọng tâm sang cung cấp điện thay vì chỉ đơn giản là bán những tấm pa-nô năng lượng mặt trời. “Mọi người không quan tâm nhiều tới các thiết bị. Họ cần điện”, ông Fezzani nói. Ví dụ như đầu năm nay, BP đã kí một thỏa thuận lắp đặt, vận hành và bảo dưỡng pa-nô năng lượng mặt trời cho những cửa hàng chính của Wal-Mart ở California và phía Tây nước Mỹ. BP kì vọng sẽ sản xuất lượng điện mà những của hàng này cần. Điện sẽ không còn đắt nữa. Ông Fezzani cho rằng BP sẽ bán ở mức giá cạnh tranh – chứ không phải mức rẻ nhất hay đắt nhất”. Lợi ích của Wal-Mart chính là nó mua năng lượng xanh và được cam kết với một mức giá trong suốt 25 năm – một hàng rào tốt chống lại mức giá biến động của năng lượng điện từ nhiên liệu hóa thạch. Và trường hợp này cũng bao gồm nhân tố của Đức. Nước Đức hỗ trợ các khoản trợ cấp bởi một nền kinh tế gắn với năng lượng mặt trời không cho phép các nhà sản xuất tạo ra lượngđiện sẵn có ở mức cạnh tranh với những nhà máy dựa vào đốt than. Mặcdù giá thành năng lượng mặt trời đang giảm xuống, hầu hết các nhà phân tích đồng ý rằng chúng vẫn không xuống tới “vạch kẻ ngang” với những hệ thống sản xuất khác. Những nước bài với trợ cấp là để cung cấp đủ nhằm khích thích một ngành công nghiệp chứ không phải cung cấp chúng ở mức mà các nhà sản xuất đều chây ì và ngừng nâng cấp công nghệ. Không có sự thiếu hụt về khoa học công nghệ nào trong ngành công nghiệp điện năng lượng mặt trời. BP đã sử dụng một loại tế bào thái dương năng được biết tới như pha lê, thứ vẫn chiếm chủ yếu trong những tấm pa-nô năng lượng mặt trời được cài đặt. Quang điện pa lê là những chất bán dẫn thô sơ nhưng hiệu quả hơn những tế bào “phim mỏng” mới hơn. Người sử dụng cần một lượng ít hơn, bởi vậy chúng rất thuận tiện ở những nơi không gian hạn hẹp như mái nhà chẳng hạn. Nhưng những tế bào pha lê lại đắt hơn phim mỏng. Và thật trớ trêu, pha lê lại có thể trở nên quá nóng trong những ngày nhiệt độ cao, khiến cho chúng bị hoài nghi nếu cài đặt ở sa mạc như là kế hoạch ở những sa mạc rộng lớn của châu Phi hay trong một dự án mới được công bố gần đây của Trung Quốc nhưng vẫn chưa khép kín, ở những sa mạc của Mổng cổ với Arizona's First Solar, nhà sản xuất pa-nô năng lượng mặt trời lớn nhất trên thế giới. Một công nghệ khác được biết đến như tập trung năng lượng mặt trời cũng đang được ủng hộ với những dự án ở sa mạc. Bộ tập trung năng lượng mặt trời làm nóng chất lỏng chạy qua những tấm pa-nô parabolic, chuyển nước thành dạng hơi và làm quay tuốc-bin. Năng lượng mặt trời cũng tạp nên những ý tưởng mới lạ -Idaho's Solar Roadways muốn xây dựng những con đường từ những tấm pa-nô năng lượng mặt trời dẻo dai. Tập đoàn Solaren phía namCaliforniacũng muốn lắp đặt những tấm pa-nô năng lượng mặt trời lên các vệ tinh và truyền năng lượng của chúng về trái đất qua sóng radio để tái chuyển đổi thành điện năng. Cuộc chiến chưa đến hồi kết về công nghệ cho thấy môt lí do tại sao chi phí cho năng lượng mặt trời đã đi xuống “vạch kẻ ngang”. Vẫn còn nhiều những công nghệ khác để giữ bất cứ thứ gì trong chúng không điều chỉnh hiệu suất của quy mô. Kể cả với phim mỏng, những người ủng hộ vẫn đang thử nghiệm với nhiều loại nguyên liệu khác nhau. Một vài người tin tưởng một chất được gọi là Cadmium telluride (CdTe), số khác lại tin vào Copper indium gallium selenide (CIGS). Ngành công nghiệp này có thể tăng giá nếu nhiều công ty lớn gia nhập thị trường và đưa ra việc mua và bán năng lượng. Ngày hôm nay, chỉ có ba cái tên tạo nên danh sách tốp 10 nhà cũng cấp pa-nô năng lượng mặt trời của iSuppli - BP, Sharp and Sanyo. Những cái tên còn lại gần như chưa được biết đên như là First Solar, China's Sun Tech, and Germany's Q-Cells. Nhưng những gã khổng lồ với lượng khách hàng điện tử Samsung and LG cũng đang bắt đầu kinh doanh những tế bào phim mỏng sử dụng công nghệ tương tự như ti vi màn hình mỏng. Siemens và Bosch của Đức cũng đang có những bước tiến quan trọng trong ngành năng lượng mặt trời. Những hãng khác rồi sẽ tiếp bước. “Tất cả giờ đây vẫn là vì quy mô”, ông Fezzani cho biết. Và cũng vẫn là vì những khoản trợ cấp. Một ngày nào đó, điều đó hẳn nên là vì mặt trời.
(Theo H.V // Stockbiz // Independent)
Chuyển nhượng, cho thuê hoặc hợp tác phát triển nội dung trên các tên miền:
Quý vị quan tâm xin liên hệ: tieulong@6vnn.com