Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Peugeot và Mitsubishi thảo luận kỹ lưỡng về những điều khoản ràng buộc

Trong ngày thứ năm vừa qua PSA Peugeot Citroën đã tham gia vào hàng ngũ những người khổng lồ xe hơi toàn cầu, một liên minh khó có thể đoán trước được điều gì, cũng với tập đoàn Mitsubishi Motor của Nhật Bản, mang đến một lời đề nghị chia sẻ thị phần, nhằm thoát khỏi vị trí không mấy vững chắc hiện nay trong nền công nghiệp.

 

Đối mặt với sự tăng trưởng chậm lại tại các thị trường cốt lõi của mình,cùng với sự kết thúc của các chương trình hỗ trợ từ chính phủ kéo dài trong suốt cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và đáp ứng tiêu chuẩn nghiêm ngặt nhằm bảo vệ môi trường,một số đông những nhà sản xuất ô tô lớn gần đây đã tìm kiếm liên minh hoặc thực hiện sáp nhập để cắt giảm chi phí và cải thiện khả năng nghiên cứu và phát triển.

 

Năm nay, hãng Fiat của Ý đã thông báo rằng họ sẽ có được 35 %cổ phần tại hãng sản xuất ô tôMỹ Chrysler hiện đang gặp phải những khó khăn, trong khi đối thủ của PSA ở Pháp, Renault, từ lâu đã thể hiện mối quan tâm tới Nissan của Nhật Bản. Volkswagen của Đức, hãng sản xuất lớn nhất tại châu Âu,đã và đang tăng cường tiềm lực của mình bằng cách đưa những nhãn hiệu như Porsche và Audi vào giữa các thương hiệu đã được đăng ký và bảo hộ.

Jürgen Pieper, một nhà phân tích tại Ngân hàng Metzler tại Frankfurt, cho biết hoạt động bán hàng của các hãng sản xuất trong năm tới tại các thị trường cốt lõi sẽ đạt được sự phục hồi dần dần từ cơn khủng hoảng trong năm nay, tuy nhiên thị trường sẽ vẫn còn nhiều hạn chế, đánh dấu bằng các chi phí phát triển cao cho động cơ thế hệ điện vàkiểu xe có phần động lực được thiết kế kết hợp từ 2 dạng máy trở lênvà mở rộng tại các thị trường mới nổi.

Ông cho biết: "PSA là một trong những hãng sản xuất ô tô yếu nhất tại châu Âu, và tương tự với Mitsubishi tại Nhật Bản," và "PSA là một hãng sản xuất ô tô với khối lượng tương đối thấp và không có sức cạnh tranh với các thương hiệu danh tiếng đã được bảo hộ tại Đức."

“Sản lượng của Mitsubishi đạt khoảng 1,1 triệu xe/năm cùng với con số 3 triệu xe của PSA.” Trong khi hãng Toyota Motor và Honda Motor của Nhật Bản và Daimler’s Mercedes của Đức đã được nâng cao hơn nữa trong công nghệ sản xuất động cơ có từ 2 máy trở lên, từ đó đem đến PSA ý tưởng về một liên minh sâu sắc hơn với Mitsubishi dựa trên nền tảng công nghệ củacác động cơ điện và doanh số bán hàng của động cơ đốt trong nhỏ hơn tại những thị trường mới nổi.

 

Hai hãng này đã cũng nhau làm việc tại một số khu vực, kể cả ở Nga và trên lĩnh vực xe điện. Laurent Cicolella, một phát ngôn viên của PSA, xác nhận rằng các công ty đang trong quá trình đàm phán nhưng cho biết rằng "còn quá sớm để đưa ra chi tiết về cách thức trao đổi công việc."

Việc mua cổ phần là một trong những sự lựa chọn khác nhau, ông cho biết,từ chối bình luận về một báo cáo trên báo Nikkei của Nhật Bản cho thấy rằng PSA có thể mua 30-50 % cổ phần của hãng sản xuất ô tô Nhật Bản,với số vốn cố định lên đến 8,45 tỷ đô la.

PSA sẽ vẫn thận trọng trong cuộc đàm phán song phương này và không thiết lập một thời hạn nhất định, ông cho biết. "Nếu bạn nhìn vào liên minh ô tô trước đó, sẽ không thấy có quá nhiều trục trặc như thực tế."

 

Một phát ngôn viên của Mitsubishi Motor Châu Âu tại Hà Lan, ông Daniel Nacass đã phát biểu vào hôm thứ năm rằng cả hai hãng này đều đã “hứng thú với một mối quan hệ lợi ích từ năm 2005.”

 

Trong tháng 9 vừa qua, Mitsubishi và Peugeot đã đồng ý để phát triển dựa trên mẫu xe điện i-MiEV của Mitsubishi, sẽ được bán tại châu Âu vào cuối năm 2010 dưới thương hiệu Peugeot và Citroën.

 

Họ đã chia sẻ cơ sở vật chất để sản xuất cho loại hình phương tiện trong thể thao hữu ích, và thực hiện xây dựng một nhà máy lắp ráp tại Nga để sản xuất thương hiệu xe hơi cỡ trung Peugeot, Citroën cùng Mitsubishi và SUV.

Các nhà máy tại Kaluga, 180 cây số, hoặc 110 dặm, về phía tây nam của Moskva dự kiến sẽ đạt công suất đề ra trong năm 2012.

 

Nó sẽ sản xuất xe thể thao tiện ích tầm trung cho thương hiệu Mitsubishi, Peugeot và Citroën, cũng như xe hạng trung của Peugeot Citroën với công suất tổng thể lên đến 160.000 xe.

Giống như những hãng sản xuất ô tô khác, Mitsubishi đang đấu tranh giữa các cơn biến động của sự suy thoái kinh tế toàn cầu và chịu mức lỗ ròng lên đến36,4 tỉ yên hoặc 415 triệu đô la, trong vòng sáu tháng và kết thúc ở ngày 30/09.

 

 

Theo lời nhận định của ông Yasuaki Iwamoto, tại Công ty chứng khoán Osakan Tokyo: "Mối quan hệ đối tác với Peugeot là một bước đi khôn ngoan đối với Mitsubishi bởi lẽ điều này sẽ cho phép hãng này có thể thực hiện đầu tư nhiều hơn vào công nghệ môi trường tương lai – đấu tranh có được cái gì đó để tạo ra dấu ấn của riêng mình", Peugeot"có rất ít sự hiện diện ở châu Á,quê hương của hầu hết các thị trường mới nổi đầy hứa hẹn."

 

Bên cạnh đó, những hãng khác không thể hiện nhiều mối quan tâm đối với vấn đề này.

 

Ông Stuart Pearson, tại ngân hàng Credit Suisse London đã đưa ra lời phát biểu rằng: "Chúng tôi thấy rằng việc sát nhập này là điều cần thiết giải quyết việc thiếu những đối tác có sẵn khác, chứ không phải là bất kỳ lý do hấp dẫn nào khác.Sự hợp nhất này có thể nhằm mục đích cho mảng thị trường cần khai thác trong lĩnh vực xe điện."

Cả Renault-Nissan và PSA-Mitsubishi đều đang hướng tới mục tiêu đối với ngành này như là một lộ trình để làm sống lại thương hiệu của mình, “hoặc sẽ tự đào thải mình ra khỏi sự cạnh tranh của thị trường" ông nói thêm.

Để thanh toán cổ phần của mình, ông nói PSA có lẽ sẽ cần một căn cứ hợp pháp cho khoảng 1 tỉ Euro, cùng với phần trả vốn còn lại cho Mitsubishi. Điều này sẽ suy yếu đại gia đình Peugeot, đang nắm giữ từ 30 đến khoảng 22%, đại diện phía ngân hàng cho biết.

Trong tháng ba, PSA đã sa thải giám đốc điều hành, Christian Streiff, và thay thế anh ta với một cựu chiến binh của ngành công nghiệp thép, Philippe Varin.

 

Ngài chủ tịchThierry Peugeot cho biết, động thái trên là một phản ứng trước "hiện trạng đang phải đối mặt với những khó khăn đột xuất của ngành công nghiệp ô tô.

 

Ngân hàng Credit Suisse đã đưa ra ước tính rằng một cuộc sát nhập chính thức có thể mang lại một tiềm năng sức mạnh tổng hợp của 500 triệu €, hoặc 756 triệu đô la, một năm, chia đều giữa hai công ty. Nhưng trong một lưu ý được nghiên cứu mới đây, các ngân hàng cho biết sự kết hợp địa lý của các công ty Nhật Bản đã "mang lại cơ hội cho PSA những cơ hội không nhiều trong việc phân phối tại các thị trường mục tiêu quan trọng của nó" tại châu Mỹ Latin, Trung Quốc hay Nga.


Trước đây Mitsubishi đã có một liên minh chiến lược với Daimler, các hãng sản xuất xe hơi Đức, và đã mua một lượng cổ phần đáng kể ở đầu thập kỷ này.Tuy nhiên Daimler đã từ chối tham gia vào cuộc giải cứuMitsubishi và sau đó đã bán công ty cổ phần.


Các đối tác có thể khác dành cho Mitsubishi bao gồm BMW, hãng đã rút lui trong việc mua bán cổ phần; Fiat,hãng phải đối mặt với những trở ngại chính trị nếu ký kết thỏa thuận; cuối cùng là Ford và GM.


Cổ phiếu của Peugeot đã tăng 58 xu, hay 2,4 %, đạt mức 25,17 Euro. Ngoài ra, cổ phiếu của Mitsubishi cũng tăng 13 % ởTokyoở mức 135 yên.


Bên cạnh đó Peugeot đang phải tự đối mặt với những hạn chế khác.Đầu năm nay, chính phủ Pháp đã thông báo rằng họ sẽ cho PSA Peugeot Citroën vay và đối thủ chính trong nước, Renault, 3 tỉ Euro trong vòng 5 năm qua với một lãi suất là 6 %.

Hôm thứ năm vừa qua, bộ trưởng kinh tế Pháp Christine Lagarde đã hoan nghênh thông cáo trên như là “một điều tốt”.

"Trong lĩnh vực xe hơi chúng ta có thừa tiềm năng và sự phát triển", bà phát biểu với trước kênh truyền hình LCI.

 

(Theo H.V // Stockbiz // Nytimes)

  • 1 tỷ USD xây dựng đường ống dẫn khí
  • BIC: Tặng bảo hiểm cho chủ thẻ tín dụng VISA
  • Yahoo tăng cường hợp tác với Facebook
  • SAM và RNG ra mắt Quỹ đầu tư nước ngoài 100 triệu USD
  • Dell tham vọng “bành trướng” trên thị trường mobile
  • Apple xác nhận mua lại Lala.com
  • Các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc giảm thị phần ở Nga
  • Microsoft phải ngừng bán Windows tiếng Hoa
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao