Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Phản hồi loạt bài “Nghịch lý doanh nghiệp báo cáo lỗ” - Cần xem xét các dự án thâm dụng lao động

 Sau loạt bài “Nghịch lý doanh nghiệp báo cáo lỗ”, cơ quan quản lý lao động cũng bức xúc về tình hình sử dụng lao động ở các doanh nghiệp lỗ. Kết quả khảo sát tiền lương, tiền công của các doanh nghiệp năm 2008 - 2009 cho thấy, khối doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) có mức lương thấp nhất so với khối doanh nghiệp nhà nước và dân doanh. Do vậy, nhiều ý kiến bức xúc về hoạt động kêu gọi thu hút đầu tư hiện nay…

Sản xuất linh kiện điện thoại tại Công ty TNHH Sonion (Đan Mạch). Ảnh: ĐỨC THÀNH

Bà Nguyễn Thị Dân, Trưởng phòng Lao động - Tiền lương - Tiền công (Sở LĐTB-XH TPHCM): Hậu họa - từ việc khai thác lao động giá rẻ

Lâu nay, các khu chế xuất - khu công nghiệp (KCX-KCN) ở TPHCM đều tuyển và sử dụng phần đông lao động chưa qua đào tạo nghề, trình độ thấp (chủ yếu nghề giản đơn, làm một chi tiết hoặc công đoạn trên dây chuyền sản xuất) nên dựa vào đó trả lương và phụ cấp thấp.

Lợi dụng các chính sách ưu đãi và lợi thế giá lao động rẻ, nhà đầu tư nước ngoài chỉ biết khai thác sức lao động bằng tăng ca, tăng giờ làm. Họ không quan tâm nguồn lực con người có hạn, sức lao động mà không được tái tạo, chăm lo thì sẽ suy kiệt nhanh, thời hạn sử dụng ngắn, chỉ khoảng 40 - 45 tuổi phải nghỉ việc vì bị sa thải, nghỉ hưu non. Cụ thể diễn ra ở các ngành thâm dụng lao động như may mặc, điện tử, giày da… thì nguời lao động mắc bệnh nghề nghiệp như mắt mờ, đau lưng, đau khớp, thoái hóa cột sống…

Do thu nhập bình quân thấp, cộng với việc tăng ca liên tục, người lao động không có điều kiện để nâng cao năng suất lao động, tái đào đạo nghề, chuyển đổi công việc khác phù hợp hơn. Nghĩa là, họ không có cơ hội tái hòa nhập vào thị trường lao động đang chọn lọc, tiếp nhận đội ngũ nhân lực có tay nghề, kỹ năng.

Khi bị thất nghiệp, nghỉ hưu non và về già họ hưởng khoản lương hưu thấp do mức đóng bảo hiểm xã hội thấp thì sẽ dẫn đến “hậu họa” khôn lường. Đó là nhà nước sẽ tăng thêm gánh nặng xã hội, bù đắp chính sách an sinh bị hổng cho một bộ phận công nhân lao động từng làm việc ở khu vực FDI. Như thế, cái giá mà chúng ta phải trả cho việc sử dụng lao động giá rẻ ở khu vực FDI rất đáng báo động. Do vậy, rất cần những giải pháp đồng bộ, phù hợp để chăm lo bảo vệ nguồn nhân lực trẻ của nước nhà nếu không nó sẽ cạn kiệt nhanh và không đáp ứng nhu cầu tăng trưởng và mục tiêu phát triển bền vững.

TS Nguyễn Hữu Dũng, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học - Lao động xã hội: Sớm cải thiện bức tranh lộn xộn bên ngoài khu công nghiệp

Mâu thuẫn lớn nhất là việc phát triển nhanh các KCX-KCN ở nước ta nhưng không gắn với đầu tư phát triển đô thị, quản lý đô thị theo hướng bền vững và văn minh. Sau gần 20 năm phát triển các KCX-KCN, mặt được thu hút đầu tư nước ngoài, là con số thu hút nhiều lao động, tạo việc làm cho lao động trẻ ở nông thôn, kích thích thị trường lao động phát triển. Thế nhưng, cái giá của việc thu hút lao động giá rẻ rất đáng báo động. Sự phát triển các KCN thiếu đồng bộ và chưa gắn với chiến lược, chương trình đào tạo nhân lực, nhất là đào tạo lao động có trình độ kỹ thuật cao, kỹ năng, tay nghề với một cơ cấu hợp lý đã dẫn đến sự lệch pha, mất cân đối giữa cung và cầu.

Như đã cảnh báo từ những năm trước đây, cùng với sự phát triển nhanh các KCX-KCN, nhiều vấn đề xã hội - ẩn chứa đằng sau hàng rào các KCN là hình ảnh lộn xộn, phức tạp. Nguyên nhân là việc quy hoạch, phát triển KCN không đồng bộ và đầu tư không đúng mức vào các khu dân cư ngoài KCN. Vì thế các vấn đề xã hội, phúc lợi xã hội như nhà ở, nhà trẻ, điểm văn hóa, vui chơi giải trí, dịch vụ y tế… hầu như ít được chính quyền địa phương, các ngành chức năng và nhà đầu tư nước ngoài cùng bắt tay giải quyết. Đó chính là lỗ hổng về chính sách an sinh, phúc lợi không được thực thi vì mục đích phát triển bền vững. Những cái thiếu vẫn phổ biến là công nhân không có chỗ ở ổn định, phải ở trọ trong điều kiện nhếch nhác - không đảm bảo vệ sinh, thiếu nhà trẻ, khu vui chơi giải trí, dịch vụ chăm sóc y tế…

Khảo sát cho thấy, phần đông công nhân lao động - những người đã vắt kiệt sức lao động, đóng góp cho những con số tăng trưởng kinh tế, lợi nhuận của các nhà đầu tư nước ngoài được gì, nếu không muốn nói là họ vẫn hoàn trắng tay. Với thu nhập thấp, chỉ đủ trang trải cuộc sống hàng ngày nên không ai có thể tích lũy vốn để mua nhà ở, phải ở trọ trong điều kiện nhếch nhác, không đảm bảo an toàn, không được hưởng thụ văn hóa, không được nâng cao tay nghề… Như thế, chất lượng nguồn nhân lực ở khu vực FDI không đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của nền kinh tế.

Sự biến động về lao động ở các KCN thời gian gần đây rất lớn (biên độ biến động lên đến 60% - 70%) do cuộc sống không đảm bảo, thu nhập thấp, điều kiện ăn ở, hưởng thụ phúc lợi kém… Chính vì thế, cần phải có chiến lược tổng thể, hiệu quả, bền vững cấp quốc gia để tập trung xây dựng các KCX-KCN, trong đó có giải pháp kiểm soát lợi nhuận, gắn trách nhiệm của nhà đầu tư nước ngoài trong việc chăm lo đời sống, đầu tư thêm về phúc lợi cho người lao động. Cần học tập kinh nghiệm, mô hình của các nước phát triển trong việc đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân làm việc ở các KCN. Theo đó, nhà ở phải đạt chuẩn, an toàn và nhà nước nên quản lý giá nhà cho thuê hoặc trợ giá cho công nhân để họ yên tâm làm việc.

( Theo KHÁNH BÌNH // Báo SGGP Online )

  • Vinamilk-doanh nghiệp VN đầu tiên được Forbes Asia vinh danh tại Hồng Kông
  • Doanh nghiệp đau đầu vì tỉ giá
  • Siết khuyến mãi, lộ chuyện nhà mạng lãng phí kho số
  • Doanh nghiệp Việt thờ ơ quảng bá tên tuổi ra toàn cầu
  • Nam Côn Sơn cung cấp 33 tỉ mét khối khí
  • Kinh doanh cây kiểng văn phòng
  • 'Khóc' với hóa đơn tự in
  • Một năm nhiều biến động
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao