Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Scott G. Kriens và cơ hội cho những ý tưởng hay nhất

Scott G. Kriens làm được điều không đơn giản chút nào với lãnh đạo của một tập đoàn lớn - ông cho phép nhân viên quyết định làm những việc mà họ cho là cần thiết và tối quan trọng.

Chính nguyên tắc dân chủ và thông thái này là chìa khóa thành công của đế chế kinh doanh hùng mạnh “Juniper Networks”.

Trong một lần trả lời phỏng vấn, Scott G. Kriens nói: “Chúng tôi tuyển những người xuất sắc nhất tới làm việc, và sau đó không cản trở họ làm tất cả những gì họ muốn, đơn giản vậy thôi. Khi bạn trao cho nhân viên quyền tự do hành động và đồng thời có trách nhiệm với quyết định của mình, họ sẽ tìm mọi cách giải quyết những bài toán hóc búa nhất với ý thức và khả năng sáng tạo tối đa”.

Năm 1996, tại Sunnyvale, California, Scott G. Kriens thành lập công ty mang tên “Juniper Networks Inc.”, chuyên sản xuất các thiết bị chuyển mạch dòng để truyền thông tin trong các mạng máy tính. 4 năm sau đó, năm 2000, công ty đã lọt vào danh sách một trong những đơn vị tiên phong trong lĩnh vực công nghệ cao.

Nhờ có phong cách lãnh đạo đặc biệt như vừa miêu tả trên đây, Kriens không những tăng doanh thu cho công ty trong khoảng thời gian ngắn nhất, mà còn nhanh chóng chiếm được thị phần khoảng 10% toàn bộ cơ sở hạ tầng của toàn bộ mạng Internet, ước tính chừng 1,4 tỷ đô la.

Chưa hết, cũng vào năm 2000, Scott G. Kriens được vinh dự nhận giải thưởng “National Ernst &Young Enterpreneur of the Year”.

Những bài học đầu tiên để trở thành một nhà lãnh đạo tài ba Scott G. Kriens nhận được từ khi còn là nhân viên ở “StrataCom Inc.”.

Chính hồi đó, Dick Mol, tổng giám đốc của công ty luôn nhắc đi nhắc lại: “Hãy tuyển những nhân viên thực sự giỏi. Nếu anh làm được điều đó, tất cả những vấn đề còn lại giải quyết được hết, còn nếu không, đừng mong rằng thành công sẽ tới”. Và Kriens là người tận mắt chứng kiến chân lý đó được chứng minh trên thực tế trong quá trình phát triển và thành đạt của “StrataCom Inc”.

“Juniper” chỉ nhận vào công ty những chuyên gia dày dạn kinh nghiệm, có uy tín. Thoạt nghe, người khác có thể cho rằng đây là điều đương nhiên và dễ thực hiện. Song đó mới chỉ là bước thứ nhất.

“Nhiệm vụ đầu tiên mà chúng tôi đề ra cho một nhân viên vừa được tuyển dụng như sau: hãy tìm cho công ty một người không kém người đó về năng lực. Vấn đề là ở chỗ, những người giỏi thường sẽ dễ gặp và nhận biết những nhân tài như mình, và họ thích làm việc với nhau bởi dễ dàng hiểu được ý đồ, kế hoạch, cách làm việc của nhau”- Kriens kể lại.

Khi đã có trong tay đội ngũ nhân viên tài năng, lành nghề và dày dạn kinh nghiệm, Scott G. Kriens cho rằng bản thân ông cần phải chăm chú lắng nghe họ trình bày ý kiến của mình.

Ông lập ra một chương trình có tên “Survival of the Fittest Ideas” (“Cơ hội cho những ý tưởng hay nhất”). Scott G. Kriens nói: “Không quan trọng ý tưởng do ai nêu lên, quan trọng là bản chất của ý tưởng đó ra sao. Nói khác đi, cần cố gắng sử dụng tối đa nguồn tài năng mà bạn đang nắm trong tay”.

Scott G. Kriens còn biết sử dụng quỹ thời gian hiệu quả một cách tối đa. Từ hồi còn là nhân viên phụ trách bán hàng ở  “StrataCom”, ngay sau khi công ty quyết định chuyển văn phòng, Kriens đã lập tức gọi điện cho tất cả các khách hàng của mình để thông báo địa chỉ mới của công ty.

Tới địa điểm mới, Kriens dành bốn ngày để sắp xếp đồ đạc, tổ chức lại chỗ làm việc của mình, trong khi các nhân viên khác mất hàng tuần để tháo dỡ đồ đạc ngổn ngang trong các hộp to nhỏ.

Đồng nghiệp của Scott G. Kriens, ông Stensrud nhận xét: “Scott có khả năng tập trung cao độ vào việc quan trọng nhất, ông bao giờ cũng hiểu được cần bỏ thời gian vào việc gì”.

Quả đúng là Kriens hiểu rất rõ giá trị của thời gian. Ông là người đưa “Juniper” tới thành đạt vào năm 1999, khi mà thị trường trải qua thời kỳ đình trệ. Và các nhà đầu tư đã đánh giá đúng cố gắng của vị lãnh đạo đầy năng lực này. Chỉ trong vòng nửa năm, doanh thu của công ty tăng gấp… 25 lần.

Kriens biết rất rõ một điều rằng có những lúc một vị lãnh đạo buộc phải đưa ra những quyết định trong những tình huống khó khăn,  và chỉ có những “vị thuốc đắng” mới cứu công ty ra khỏi khủng hoảng. Nhưng ông bao giờ cũng nghiên cứu thật kỹ lưỡng tình hình, cân nhắc giữa “nên” và “không nên”, rồi mới quả quyết đi bước ngoặt.

Ông chia sẻ: “Lỗi lớn nhất mà tôi thường nhìn thấy ở các nhà lãnh đạo là khi họ biết cần phải cải cách để giải quyết những vấn đề nào đó nhức nhối trong công ty, nhưng họ cứ chần chừ và để mất thời gian”.

Hiện nay “Juniper” là tập đoàn cung cấp giải pháp mạng và bảo mật hàng đầu thế giới.

Doanh thu của tập đoàn đạt trên 2 tỷ đô, với hơn 4.000 nhân viên làm việc trong công ty và sản phẩm được sử dụng rộng rãi trên hơn 70 nước trên thế giới.


( theo TP )

  • Đến lượt Ford rao bán 20% cổ phần tại Mazda
  • Yahoo thay CEO Jerry Yang
  • Mẹ làm, con chịu
  • Nhật Bản thu hồi 8 triệu chai nước khoáng Mỹ
  • Citigroup sa thải tổng cộng 75.000 nhân viên
  • GM rao bán cổ phần tại Suzuki
  • Người lao động đòi Chủ tịch HĐQT từ chức
  • Microsoft dự định đầu tư trên 1 tỷ USD vào R&D thị trường ở TQ
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao