Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

SMEs vẫn phải đương đầu với nhiểu trở ngại của khủng hoảng

Để cho hệ thống SMEs vượt qua khủng hoảng còn phải đối diện nhiều vấn đề

Các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SMEs) có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của các nước trên thế giới, dù là nước phát triển hay đang phát triển. Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Nói đến SMEs là nói đến khả năng tạo việc làm và thu nhập, cải thiện kỹ năng quản lý DN, thúc đẩy tinh thần kinh doanh và sáng tạo và sự hình thành các ngành sản xuất, kinh doanh mới.

Không ít trở ngại

Năm 2009 đã khép lại, chúng ta có thể ít nhiều hài lòng với những nỗ lực và quyết sách của Chính phủ trong việc điều hành nền kinh tế với những thăng trầm khác nhau, từ những hệ lụy của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới nói chung cũng như trong nội tại nền tài chính - ngân hàng Việt Nam nói riêng. Bước vào năm mới 2010, chúng ta có thể an tâm hơn trước những gì mà nền kinh tế Việt Nam đã đạt được. Tuy nhiên để cho hệ thống SMEs vượt qua khủng hoảng còn phải đối diện nhiều vấn đề…

Nhằm phát triển khu vực SMEs Việt Nam thành một đối tác toàn cầu; đồng thời đưa ra các tài liệu tư vấn phù hợp và thuyết phục cho các SMEs trong thời kỳ suy thoái, hiệp hội Kế toán Công chứng Anh quốc – ACCA đã phối hợp với một số cơ quan chức năng tổ chức hội thảo “Chiến lược cho các SMEs vượt qua khủng hoảng”. Đây là chương trình mở màn cho chuỗi các hoạt động của ACCA tại Việt Nam.

Phát biểu tại hội thảo, TS Võ Trí Thành - Phó viện trưởng viện Nghiên cứu & Quản lý kinh tế Trung ương cho biết, trở ngại đầu tiên là sự chồng chéo, phức tạp và thiếu minh bạch của các quy định hành chính, làm tăng chi phí gia nhập thị trường và chi phí hoạt động, nắm bắt cơ hội của DN. Bên cạnh đó, do nguồn lực hạn chế, SMEs không có đủ nhân lực có kỹ năng cũng như không đủ năng lực để đào tạo nhân viên. Hơn nữa, SMEs thường khó tiếp cận công nghệ mới, và hầu như không thể tự đầu tư cho nghiên cứu và triển khai. Những diễn biến bất lợi của thị trường cũng có thể cản trở sự phát triển của SMEs. Đặc biệt, khi kinh tế vĩ mô gặp bất ổn, các ngân hàng và định chế tài chính khác thường ngại cho SMEs vay vốn. Ngay cả trong điều kiện bình thường, SMEs cũng khó tiếp cận các nguồn vốn chính thức như tín dụng ngân hàng và vốn cổ phần do thiếu tài sản thế chấp, thời gian hoạt động ngắn, chi phí thu thập thông tin tốn kém, chi phí hành chính cao, trong khi dự án thiếu khả thi….  

Tạo lối đi riêng

SMEs là một lĩnh vực mà ACCA hết sức quan tâm. Rõ ràng, tất cả các DN đều bị giáng một đòn khá mạnh bởi tình trạng kinh tế toàn cầu hiện nay, trong đó SMEs phải đối mặt với rất nhiều vấn đề đặc thù. Ông Brendan Murtagh – Chủ tịch ACCA toàn cầu chia sẻ: "mối quan ngại thực sự nằm ở chỗ cho tới khi có sự ổn định về cung cấp tài chính tới năm 2011, thì sự phục hồi vẫn còn rất mong manh. Một phần đáng kể SMEs (29%) đã không thể trông đợi một điều kiện nào giúp cho sự thay đổi, hoặc không thể nói là sẽ thay đổi được. Vấn đề nằm ở chỗ phần lớn hoạt động của SMEs được dựa trên nguồn cung tài chính ổn định. Chúng tôi nhận thấy rằng khi các cơ sở kinh doanh gặp phải vấn đề về tài chính thì nguy cơ sa thải nhân viên tăng gấp 3 lần – và tệ hơn nữa, chúng tôi phát hiện rằng thậm chí trong số những SMEs tự tin vào khả năng lợi nhuận nhất thì cứ 9 SMEs lại có một DN không dám chắc vào việc có qua khỏi hay không nếu thiếu nguồn tài chính từ bên ngoài. Đối mặt với những vấn đề này, SMEs phải tìm ra khả năng thích nghi một cách nhanh chóng".

Theo khảo sát chung của ACCA, khoảng 30% doanh nghiệp SMEs không bị ảnh hưởng thiếu vốn nặng nề  bởi khủng hoảng tài chính. Cứ mỗi doanh nghiệp SME bị rơi vào tình trạng thiếu hụt tiền mặt thì lại có hai SMEs tương đối bình ổn. Ông Brendan nhấn mạnh bài học quan trọng nhất từ khảo sát này “Những kế hoạch hành động của SMEs trong thời kỳ suy thoái không thể giống như  những kế hoạch của SMEs trong giai đoạn phục hồi.” Các chính phủ hiện đã thiết lập một chương trình thảo luận nhằm để “cứu giúp” hay “bảo vệ”  SMEs. Tuy nhiên khi nền kinh tế được phục hồi, cách tiếp cận này sẽ không còn phù hợp.

Đối với Việt Nam, tín hiệu đáng mừng là khả năng tiếp cận của SMEs đối với nguồn vốn chính thức là rất lạc quan. Hầu hết các ngân hàng đều đã từng xử lý và không định kiến với các yêu cầu của SMEs. Tỷ trọng dư nợ cho vay dành cho SMEs đều có xu hướng tăng. Ông đề nghị: Để tạo điều kiện cho SMEs  hơn nữa, Chính phủ cần có những biện pháp để tiếp tục giảm thủ tục hành chính, cải thiện môi trường pháp lý; cung cấp, phổ biến thông tin về các nguồn vốn chính thức khác ngoài vốn vay ngân hàng. Bản thân SMEs cần học cách xây dựng kế hoạch kinh doanh, nhằm giảm chi phí; chủ động công bố và minh bạch hoá thông tin; tham gia hiệu quả vào các hoạt động của các hiệp hội, phải thay đổi về tư duy chiến lược kinh doanh:  Đó là các chiến lược chuyên môn hóa sâu, tận dụng các nguồn lực sẵn có và tăng cường liên kết với các doanh nghiệp khác; Am  hiểu  thị trường; Biết cách sản xuất và cung ứng những sản phẩm mà thị trường cần hơn. Thị trường nội địa to lớn vẫn còn rất nhiều phân khúc cho SMEs Việt Nam, với các sản phẩm “hợp lý” hơn với người tiêu dùng, đặc biệt là trước chủ trương “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đang được thực hiện. Ông Reza Ali - Giám đốc phát triển ACCA khu vực Châu Á – Thái Bình Dương đã nêu lên những bài học kinh nghiệm thực tiễn của Singapore hỗ trợ các SMEs vượt qua suy thoái kinh tế. Trong đó có các giải pháp như giảm chi phí về nhân lực, phí thuê mặt bằng; giúp các SMEs tiếp cận các nguồn vốn vay thông qua hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp địa phương; phát triển năng lực và giúp các công ty vươn ra thị trường nước  ngòai.

(Theo Minh Hương // Diễn đàn doanh nghiệp)

  • Kinh Đô rút vốn khỏi dự án SJC Tower
  • Doanh nghiệp Việt cần chủ động hơn khi tiếp thị hàng hóa
  • METRO Cash & Carry xây dựng siêu thị thứ mười một
  • Ký kết gói thầu số 2 của dự án phóng vệ tinh viễn thông Vinasat - 2
  • Viettel chuẩn bị phòng chống lụt bão năm 2010
  • Hãng JAL phải trì hoãn kế hoạch tinh giản lao động
  • Bắt đầu các chuyến vận tải biển trực tiếp từ Việt Nam đi Mỹ
  • Ra mắt chuyển phát nhanh UPS Việt Nam
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao