Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tái cơ cấu EVN, lần lượt từ các công ty phát điện

EVN báo cáo Chính phủ cơ cấu lại khâu phát điện theo hướng: hình thành một công ty phát điện thí điểm tách ra khỏi EVN.

Trao đổi với báo chí, ông Đào Văn Hưng, Chủ tịch Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, việc tái cơ cấu EVN trong thời gian tới sẽ lần lượt từ các công ty phát điện.

Hiện nay, EVN căn cứ vào Luật Doanh nghiệp để thực hiện cơ chế điều hành cho phù hợp với  mô hình Công ty TNHH một thành viên. EVN cũng báo cáo Chính phủ cơ cấu lại khâu phát điện theo hướng: hình thành một công ty phát điện thí điểm tách ra khỏi EVN. Công ty này được giao xây dựng vài nhà máy điện nhưng EVN vẫn hỗ trợ tối đa về nhân lực và vốn. Sau một hai năm, nếu mô hình này thành công, EVN sẽ tiếp tục tách các đơn vị phát điện ra khỏi Tập đoàn.

Cũng theo ông Đào Văn Hưng, ngành điện hiện có 4 khâu: đầu tư, phát điện, truyền tải và phân phối; trong đó, khâu phân phối hiện không ai muốn quản lý, đầu tư (hiện 28% sản lượng điện thương phẩm hàng năm là thực hiện chính sách trợ giá lại nằm ở khâu phân phối); khâu truyền tải, Chính phủ ra Quyết định thành lập riêng, hạch toán độc lập và Nhà nước độc quyền trong khâu này.

Ở khâu phát điện, EVN đang chiếm 47% công suất trong hệ thống điện với các nhà máy do EVN đầu tư 100% vốn. Nếu cuối năm nay, cổ phần hoá xong Công ty nhiệt điện Phú Mỹ, EVN chỉ còn dưới 40% công suất. "Trong Tổng sơ đồ phát triển điện VI đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Nhà nước đã giao cho một số tập đoàn lớn tham gia đầu tư các nhà máy điện, như vậy, đến năm 2015, EVN chỉ còn dưới 37% công suất và EVN sẽ không giữ vai trò độc quyền như những năm 1990 trở về trước", ông Hưng khẳng định.

Đối với khâu đầu tư, với dự báo tốc độ tăng trưởng điện năng là 20% (phương án cao) nhưng cơ chế điều hành là giao cho các nhà đầu tư tham gia, EVN chỉ chiếm 35% công suất trong hệ thống điện, còn lại 65% công suất là các nhà đầu tư ngoài EVN. Trong đó, Chính phủ đã tạo mọi điều kiện để các doanh nghiệp tham gia đầu tư vào ngành điện triển khai nhanh tiến độ các dự án bằng các quy định, cho vay lại nguồn vốn ODA, vay tín dụng trong nước, tín dụng nước ngoài có bảo lãnh, phát hành trái phiếu trong nước...

Tuy nhiên ông Hưng cho biết, do tổng vốn đầu tư vào ngành điện quá lớn, theo Tổng sơ đồ điện VI cần khoảng 78 tỷ USD; trong đó, EVN là 33 tỷ USD nhưng vẫn không đẩy nhanh được tiến độ đầu tư các dự án điện. Trong hoàn cảnh nước ta còn nghèo, không thể bỏ ra 7-8 tỷ USD, thậm chí 10 tỷ USD để xây dựng các nhà máy điện dự phòng. Vì vậy, có nên tách khâu phát điện ra khỏi EVN hay không, theo ông Hưng cần phải xem xét và có những bước đi thận trọng vì nếu xé lẻ các công ty phát điện ra sẽ không đủ năng lực về vốn đầu tư.

Hiện nay, có rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã thoả thuận xong hợp đồng mua bán điện nhưng lại chưa thu xếp được vốn đầu tư. Trên thực tế, đã 14 năm qua, không có nhà đầu tư nước ngoài đầu tư các nhà máy điện ở Việt Nam. Do vậy, vấn đề hiện nay là làm sao gỡ được bài toán về vốn đầu tư. Nếu tách cùng một lúc các công ty phát điện ra, liệu có đủ năng lực về vốn để đầu tư các dự án điện ?

Trở lại vấn đề thiếu điện, ông Hưng cho rằng, từ năm 2012  trở đi, nguy cơ thiếu điện sẽ trở lại. 3 năm vừa qua do khủng hoảng tài chính toàn cầu, EVN không khởi công được dự án nào vì không vay được vốn.

Để khởi công được 6 dự án trong năm nay, EVN cần 140.000 tỷ đồng nhưng đàm phán vay được rồi lại không có vốn đối ứng. Hiện các Bộ đã đồng ý cho EVN tạm vay vốn ngân sách để có tiền đối ứng nhằm kịp khởi công các dự án phục vụ chống thiếu điện trong những năm tới./.

(VOV)

  • Citigroup chi 75 triệu USD giải quyết vấn đề gian lận
  • Vinaxuki: Thương hiệu ô tô của người Việt
  • Khảo sát của HSBC: Doanh nghiệp vừa và nhỏ VN đứng đầu mức độ lạc quan
  • Mercedes-Benz đạt kỷ lục mới về doanh số trên thế giới
  • Google bị chặn hoàn toàn dịch vụ tại Trung Quốc
  • EVN HANOI: Tạo thế chủ động trong cơ cấu mới
  • Doanh nghiệp ‘đón lõng’ 4G
  • Viettel triển khai hội nghị truyền hình trên cả nước
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao