Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn (SGI): Hợp tác - thịnh vượng và vươn lên tầm cao mới

Dự án Le Meridien Danang Resort & Spa tại Đà Nẵng do SGI làm chủ đầu tư
Là điển hình của chủ trương phát triển kinh tế nhiều thành phần của Việt Nam trong quá trình đổi mới, Tập đoàn Đầu tư Sài Gòn (SGI) là một trong những tập đoàn công chúng hàng đầu và thành công nhất tại Việt Nam hiện nay, với 41 công ty thành viên vững mạnh trên các lĩnh vực: cơ sở hạ tầng, công nghệ cao - viễn thông, tài chính, ngân hàng, năng lượng, du lịch…
 
Nội lực mạnh mẽ

Bằng tầm nhìn xa, khả năng tài chính dồi dào, nội lực vững mạnh và đặc biệt là sự nhanh nhạy trong việc nắm bắt cơ hội, tận dụng thời cơ, SGI đang dẫn đầu một trào lưu hợp tác mới, góp phần đưa tên tuổi Việt Nam ra thế giới.

Những yếu tố tạo nên sức mạnh của một tập đoàn bao gồm lợi thế về cơ sở hạ tầng, tài chính và nguồn nhân lực. Các yếu tố tiên quyết này đều hội tụ đủ ở SGI. Sở hữu và quản lý 20 khu công nghiệp tại Việt Nam, với tổng vốn đầu tư khoảng 2 tỷ USD, SGI đang là nhà đầu tư bất động sản công nghiệp và đô thị hàng đầu trong nước. Tập đoàn có 3 đơn vị thành viên niêm yết trên sàn chứng khoán là KBC, SGT, SQC. Đây là những mã cổ phiếu hấp dẫn nhà đầu tư, với tổng giá trị vốn hóa lớn. Cùng với đó là hai thành viên gồm Ngân hàng TMCP Nam Việt (Navibank) và Ngân hàng TMCP Phương Tây (Western Bank), đây là những kênh đảm bảo về nguồn tài chính cho các dự án của Tập đoàn. Những yếu tố trên cùng 6.000 nhân sự tài năng, nhanh nhạy và người thuyền trưởng tài ba Đặng Thành Tâm là những đảm bảo về nội lực của SGI trong quá trình hợp tác và phát triển.

“Muốn tiến ra biển lớn, doanh nghiệp phải luôn gắn thương hiệu của mình với điều gì đó có nghĩa. Để làm được điều này, chúng tôi đang không ngừng nâng cao nội lực của SGI”, ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch SGI khẳng định và nhấn mạnh rằng, với SGI, hợp tác cũng là cách nâng cao nội lực.

Việt Nam đang phát triển mạnh theo hướng hội nhập quốc tế và việc đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng là yêu cầu cấp bách. Trên cơ sở các nghiên cứu, đánh giá về tiềm năng phát triển; từ kinh nghiệm và tiềm lực tài chính của mình, bên cạnh triển khai khác dự án lớn, SGI cũng đang tham gia hợp tác với các doanh nghiệp hàng đầu trong nước, nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng cho một Việt Nam hiện đại và phát triển.

Hiện thực hóa chủ trương trên, SGI đang tham gia đầu tư hai dự án cơ sở hạ tầng lớn, đó là đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (dài hơn 95 km) với tổng vốn đầu tư 25.000 tỷ đồng và dự án cầu Từ Liêm, Hà Nội, với vốn đầu tư gần 10.000 tỷ đồng, theo phương thức hiện đại là đổi đất lấy cơ sở hạ tầng bằng việc Chính phủ phê duyệt cấp cho các nhà đầu tư 1.000 ha đất để xây dựng dự án khu đô thị. Điều này vừa có lợi cho Nhà nước bằng việc có hạ tầng hoàn chỉnh, vừa có lợi cho doanh nghiệp khi có nguồn đất “sạch”, rộng để phát triển dự án đô thị hiện đại tầm cỡ quốc tế.

Đón đầu cơ hội, các thành viên của SGI đang tham gia hợp tác với nhiều dự án lớn như: liên doanh xây dựng cảng nước sâu Nhơn Hội (vốn đầu tư 2.000 tỷ đồng). Ngoài việc phục vụ xuất nhập khẩu toàn vùng, đây cũng chính là cảng phục vụ việc xuất khẩu titan và là cửa ngõ nhập khẩu máy móc, thiết bị cho các dự án tương lai của SGI tại miền Trung; đầu tư cao ốc Vinatex - SAIGONTEL tại quận 4 (TP.HCM) và Dự án Tòa nhà Viễn Đông Meridian, cao 220 m tại Đà Nẵng, với tổng vốn đầu tư 180 triệu USD…

Hợp tác toàn diện

Việt Nam đang tham gia quá trình toàn cầu hóa, mở ra sân chơi hoàn toàn mới cho các doanh nghiệp trong việc liên kết, không chỉ với các đối tác trong nước, mà có thể liên kết đa chiều với nhiều nước khác nhau. Là nhà đầu tư bất động sản công nghiệp hàng đầu, SGI từ lâu đã là cầu nối cho các tập đoàn hàng đầu thế giới đầu tư vào Việt Nam như: Canon, Foxconn, Nippon Steel…

Ở những lĩnh vực có giá trị gia tăng lớn, đòi hỏi trình độ cao như: công nghệ cao, xây dựng, quản lý, kinh doanh bất động sản, resort cao cấp... mà Việt Nam đang bước đầu tham gia, luôn đòi hỏi năng lực, kinh nghiệm và thương hiệu ở tầm quốc tế. Chính vì thế, hợp tác với các tập đoàn hàng đầu thế giới trong các lĩnh vực trên luôn là sự quan tâm của SGI.

SGI đang là đối tác lớn nhất tại Việt Nam của các tập đoàn hàng đầu thế giới qua các dự án tầm cỡ như: Dự án Trung tâm Phần mềm Thủ Thiêm với tổng vốn đầu tư trên 1,2 tỷ USD của liên doanh Teco-SAIGONTEL; Dự án Trung tâm nhiệt điện Bình Định với Tập đoàn International Power nhằm phát triển nhiệt điện công suất 1.200 MW trị giá 1,5 tỷ USD; tổ hợp năng lượng và công nghiệp tại Bình Định với giá trị đầu tư lên đến 1,5 tỷ USD, công suất trên 1.000 MW với Tập đoàn Marubeni; khu phức hợp tại Hải Phòng trên diện tích 1.000 ha, vốn đầu tư 1 tỷ USD với Foxconn; với Starwood trong việc đầu tư, xây dựng hai dự án của SGI là Le Meridien Danang Resort & Spa và Sheraton Dalat Resort & Spa; với Tập đoàn Marriot International (Mỹ) trong quản lý Quần thể Du lịch Sài Gòn - Hàm Tân và hợp tác với Tập đoàn Kumho (Hàn Quốc) trong các dự án phát triển bất động sản…

Các dự án hợp tác với các tập đoàn hàng đầu thế giới của SGI là những dự án nổi bật của cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam thời kỳ hội nhập WTO, chứng tỏ giá trị thương hiệu của SGI đã đủ sức liên doanh với các đối tác quốc tế trong lĩnh vực công nghệ cao và các ngành có giá trị gia tăng lớn. “SGI sẽ luôn phấn đấu để sánh ngang với các tập đoàn tên tuổi trên thế giới - những tập đoàn có lịch sử hàng trăm năm phát triển, nhưng vẫn luôn đi đầu và giữ vững tôn chỉ vì sự giàu có chung của nhân loại, vì môi trường và tương lai của các thế hệ mai sau”, ông Đặng Thành Tâm, Chủ tịch SGI khẳng định. Đây cũng chính là tôn chỉ, định hướng của SGI và việc hợp tác đã ngày càng khẳng định giá trị thương hiệu của SGI ở tầm cao mới, đóng góp nhiều hơn vào công cuộc phát triển nước nhà.

Tầm nhìn chiến lược

Các quốc gia phát triển nhất trên thế giới đều là những nước có biển và nền kinh tế biển mạnh. Các nước đang nhất loạt vươn ra biển, khai thác các nguồn lợi từ biển để tăng cường tiềm lực kinh tế. Là quốc gia ven biển, Việt Nam cũng không nằm ngoài xu thế chung đó. Và hướng ra biển để đi lên một tầm cao mới là nhu cầu và đòi hỏi mãnh liệt của doanh nghiệp trên con đường đi tới một chân trời mới. Hiện thực hoá tiềm năng biển Việt Nam, SGI đã và đang triển khai nhiều dự án trong các lĩnh vực nhiều triển vọng như: du lịch, khai khoáng và phong điện. Với chiến lược kinh tế biển, đã mở ra cho SGI những hướng mới trong hành trình tiến ra biển lớn.

Du lịch luôn giữ vai trò là một trong những ngành tạo ra lợi nhuận hấp dẫn, có giá trị gia tăng cao, trong đó, du lịch biển có tiềm năng rất lớn. Với thế mạnh về nguồn vốn dồi dào, sự nhanh nhạy nắm bắt cơ hội, SGI đang đầu tư lớn vào du lịch biển với các dự án: Le Meridien Danang Resort & Spa (tại Đà Nẵng, tổng vốn 110 triệu USD, diện tích 12 ha tại bãi biển Sơn Trà - Điện Ngọc), quần thể du lịch - resort - khách sạn 5 sao Sài Gòn - Hàm Tân (tại Bình Thuận, tổng vốn đầu tư 150 triệu USD, diện tích 200 ha). SGI cũng đang tiến hành khảo sát, lập quy hoạch chi tiết khu du lịch có diện tích khoảng 200 ha thuộc Khu du lịch biển Nhơn Lý - Cát Tiến (Khu kinh tế Nhơn Hội).

Việt Nam có trữ lượng titan lớn hàng đầu trên thế giới. Các mỏ titan đều lộ thiên ở những khu vực kinh tế tương đối phát triển, nguồn lao động dồi dào, giao thông thuận tiện. Tuy nhiên, thời gian qua, nước ta mới chỉ dừng lại ở việc xuất khẩu titan thô với giá trị thấp, gây lãng phí nguồn tài nguyên này. Đứng trước tình hình đó, 2 công ty thành viên của SGI là Công ty cổ phần Khoáng sản Sài Gòn - Quy Nhơn (SQC) và Công ty cổ phần Khoáng sản Sài Gòn - Ninh Thuận đã chính thức tham gia khai thác và chế biến sâu titan.

Tháng 8/2009, SQC đã khánh thành nhà máy xỉ titan lớn và hiện đại nhất Việt Nam tại Bình Định, với tổng vốn đầu tư 1.000 tỷ đồng trên diện tích 10 ha, sản xuất xỉ titan với độ tinh khiết 93%. Tiếp sau đó, Công ty cổ phần Khoáng sản Sài Gòn - Ninh Thuận, đã được UBND tỉnh Ninh Thuận cấp phép triển khai Dự án nhà máy chế biến xỉ titan với tổng trị giá 1.000 tỷ đồng, được xây dựng trên diện tích 1.438 ha. Cả 2 công ty đều sử dụng công nghệ hiện đại nhất với mục đích chế biến sâu titan tiêu thụ trong nước và gia tăng giá trị xuất khẩu.

Chuyển hướng kinh doanh vào lĩnh vực năng lượng - khai khoáng, SGI luôn hướng đến mục đích trước hết là bảo vệ tài nguyên quốc gia, quy hoạch hợp lý việc khai thác và chế biến nguồn khoáng sản quý. Xa hơn nữa, SGI hướng tới việc sản xuất hợp kim titan, nhằm phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu, qua đó gia tăng giá trị cho khoáng sản Việt Nam

Với điều kiện khí hậu, đất đai thuận lợi, nguồn gió biển dồi dào…, Bình Thuận đang dẫn đầu cả nước trong lĩnh vực thu hút phát triển các dự án phong điện. Tuy nhiên, muốn khai thác được nguồn năng lượng này, doanh nghiệp cần phải có nguồn vốn lớn và kỹ thuật cao.

Hội tụ những yêu cầu này, SGI là tập đoàn lớn đầu tiên tham gia khai thác nguồn tài nguyên vô tận với dự án lớn nhất trong lĩnh vực trên của Công ty cổ phần Đầu tư - Phát triển Nhà máy điện Sài Gòn - Bình Thuận với công suất 200 MW, quy mô diện tích khoảng 2.000 ha tại Bắc Bình. Trong tương lai, khi các nguồn điện sơ cấp cạn kiện, việc phát triển phong điện dọc bờ biển sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với Việt Nam. Thể hiện sự quan tâm của Nhà nước với nguồn tài nguyên phong điện, dự án này đã được Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đồng ý về nguyên tắc bổ sung vào danh mục các dự án nguồn điện trong Quy hoạch điện VI của Chính phủ.

(Theo Văn Nguyên // Báo đầu tư)

  • Chào bán Phú Gia Hưng
  • Việt Nam - Venezuela lập liên doanh khai thác dầu
  • XN chế biến XNK thủy sản I: Đưa 7 băng chuyền vào sản xuất
  • Trạm xăng dầu Tam Hoàng: Thành công từ chuỗi dịch vụ hỗ trợ
  • Apromaco: Thương hiệu của nhà nông
  • Agribank khai trương chi nhánh đầu tiên tại Campuchia
  • Sacomreal thành lập công ty tư vấn xây dựng SCC
  • ILA và Korea Life hợp tác chiến lược
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao