Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thân thiện với môi trường: Trách nhiệm của các DN

Sản phẩm của Tân Á Đại Thành. (Nguồn: Internet)
Xã hội cung cấp cho doanh nghiệp môi trường để kinh doanh, nhân lực để sản xuất và khách hàng để tiêu thụ sản phẩm. Còn doanh nghiệp có cống hiến gì cho xã hội? Chính câu hỏi này đã hình thành nên một vấn đề hiện nay được rất nhiều người quan tâm, đó là sự cống hiến cho xã hội của doanh nghiệp.

Thực sự cần có “trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp”

Toàn cầu hóa và sự tiến bộ nhanh chóng về kỹ thuật mang lại nhiều cơ hội cho việc phát triển kinh tế và xã hội, đồng thời cũng đặt ra những thách thức nghiêm trọng như khủng hoảng kinh tế, ô nhiễm môi trường, nghèo đói, và nhiều vấn đề khác, nhất là đối với các nước đang phát triển như Việt Nam.

Trước đây, nhiều doanh nghiệp lo ngại rằng hoạt động như tài trợ, từ thiện là những hoạt động công ty tình nguyện cống hiến cho xã hội, và chi phí để thực hiện các hoạt động đó ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.

Tuy vậy, thực tế đã chỉ ra rằng, một doanh nghiệp thực hiện tốt trách nhiệm xã hội của mình sẽ có được sức mạnh vô hình từ niềm tin và sự ủng hộ của chính quyền, khách hàng, đối tác, tạo dựng được nền tảng bền vững của các hoạt động kinh doanh trong tương lai.

Hiểu được giá trị này, trách nhiệm xã hội đã trở thành một trong những triết lý kinh doanh cơ bản của nhiều doanh nghiệp trong những năm gần đây. Biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường là vấn đề căng thẳng mà Chính phủ, cộng đồng và các doanh nghiệp đang chung tay giải quyết. Nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam như Tập đoàn Điện lực Việt Nam  (EVN), Tập đoàn Tân Á Đại Thành đang lựa chọn phát triển bền vững bằng việc sản xuất các sản phẩm thân thiện với môi trường, có trách nhiệm với toàn thể xã hội, chung tay, đồng hành chống lại các hậu quả của biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường qua những hành động thiết thực.

Sản xuất thân thiện với môi trường là khả thi

Xu thế chung tất yếu của nền kinh tế thế giới là tiết kiệm năng lượng, hướng đến các sản phẩm xanh. Với nỗ lực của mình, tập đoàn Tân Á Đại Thành đã cam kết và cho ra thị trường các sản phẩm máy nước nóng năng lượng mặt trời được nhiều khách hàng lựa chọn. Đây là sản phẩm không chỉ tiết kiệm điện mà rất thân thiện với môi trường, góp phần trong mục tiêu tiết kiệm điện quốc gia.

Trong kế hoạch áp dụng sản xuất xanh, Tân Á Đại Thành đang đầu tư, nâng cấp máy móc hiện đại hơn nhằm đưa ra những sản phẩm thân thiện với môi trường, tiết kiệm nhiên liệu, thời gian sản xuất, hạ giá thành nhưng sản phẩm vẫn luôn đạt đến độ hoàn hảo về chất lượng. Hơn 3000 cán bộ công nhân viên của Tân Á Đại tự nguyện và hào hứng thực hiện tiết kiệm điện trong công việc sản xuất hàng ngày, giúp doanh nghiệp tiết kiệm được chi phí sản xuất.

Tuy còn gặp phải những thách thức về tính khả thi và hiệu quả của công nghệ xanh chưa cao, thời gian nghiên cứu và thử nghiệm kéo dài, nhưng cũng giống như trách nhiệm xã hội của doanh có thể không mang lại lợi nhuận trước mắt nhưng có thể mang lại những lợi ích lâu dài, Tân Á Đại Thành vẫn kiên trì thực hiện mục tiêu đã đề ra.

Gần đây, Tổng Công ty Điện lực miền Bắc, đơn vị thành viên của Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Tập đoàn Tân Á Đại Thành là hai trong số các doanh nghiệp đồng hành cùng chương trình “Giờ Trái Đất 2012” do Bộ Công Thương chủ trì, phát đi thông điệp về định hướng phát triển cũng như trách nhiệm của tập đoàn với xã hội.

Tổng Công ty Điện lực Miền Bắc cam kết sẽ hỗ trợ thắp sáng hiệu quả và tiết kiệm cho 250 phòng học tại 5 tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Hà Giang, Lào Cai, mỗi tỉnh 50 phòng học.

Tập đoàn Tân Á Đại Thành sẽ tặng 1 giàn nước nóng năng lượng mặt trời dung tích 2.000 lít cho một trại trẻ mồ côi, khuyết tật tại Hà Nội khi có 5.000 hộ gia đình sử dụng máy nước nóng năng lượng mặt trời của công ty.

Cần sự chung tay của người tiêu dùng

Bất cứ nỗ lực nào để giảm bớt hay ngừng những hoạt động có hại cho môi trường, cho phát triển bền vững đòi hỏi sự thay đổi hành vi một cách tổng thể và lâu dài. Không đơn thuần là chỉ cần tắt bớt đèn để tiết kiệm điện, dùng vòi tắm để tiết kiệm nước, in 2 mặt giấy, hay tắt điện xe máy, ô tô khi chờ đèn đỏ lâu, mà chúng ta cần nghĩ toàn diện hơn về cách chúng ta học tập, làm việc, cách chúng ta tiêu dùng, đi lại.

Nếu chúng ta làm việc hiệu quả hơn, năng suất hơn, nếu người tiêu dùng đủ sáng suốt tiêu dùng vừa đủ cho nhu cầu của mình, chắc chắn mỗi cộng đồng sẽ tiết kiệm được một con số khổng lồ về năng lượng, tài nguyên dùng cho việc thắp sáng và sản xuất.

Những kết quả hữu hình từ những chương trình cụ thể như Giờ Trái Đất có thể chỉ là có 3.000-4.000 người tham dự Giờ Trái Đất, tiết kiệm được một con số X nào đó trong 1 giờ tắt đèn, số doanh nghiệp đưa ra cam kết. Lâu dài hơn, không ai có thể đứng ngoài cuộc. Điều quan trọng có lẽ là cần một sự thay đổi về tư duy, hành động và thói quen của nhiều hơn nữa từ những nhà sản xuất và người tiêu dùng.
 
(Vietnam+)

  • Biến động lớn ở Beeline
  • Đề nghị không cổ phần hóa MobiFone
  • Phía sau “bề nổi” của các siêu thị điện máy
  • Ẩn số 'bức tử' doanh nghiệp
  • Vietnam Airlines tăng hơn 200 chuyến bay dịp 30/4
  • Công cụ để bảo vệ các doanh nghiệp xuất khẩu
  • Các doanh nghiệp xăng dầu "trần tình" chuyện lỗ lãi
  • “Cuộc chiến” tại Thuốc lá Thăng Long?
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao