Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thất bại là mẹ thành công

tinkinhte.comChủ tịch HĐQT Công ty Hải Linh, ông Lê Đức Hải, không phải là một doanh nhân “nổi đình nổi đám”. Trước cuộc gặp, tôi chỉ biết ông là chủ nhiều dự án nhà nghỉ sinh thái bề thế đẹp như mơ quanh khu vực phía Tây Hà Nội. Và rồi, không có một giây dành cho chào hỏi, giới thiệu, ông cuốn tôi vào sự say mê của mình.

“Gấu” ngủ đông

- Năm 2008 - 2009, kinh tế suy thoái, thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn, phân khúc nhà nghỉ dưỡng sinh thái ắt cũng không sôi động, sao mặt ông vẫn “tươi như hoa”? Ông vượt qua khủng hoảng bằng cách nào, có dễ dàng không?

Tại sao tôi phải buồn? Suy thoái kinh tế là việc diễn ra theo chu kỳ, không phải là cái gì đột biến. Đợt suy thoái kinh tế lần này tuy lớn, song Việt Nam không phải là tâm điểm. Suy thoái kinh tế khiến cho nhiều thị trường hàng hóa khó khăn, nhà đất đương nhiên cũng vậy. Chúng tôi cũng trải qua giai đoạn dài thị trường ảm đạm, tâm lý tiêu dùng suy giảm, sản phẩm khó bán, giá xuống thấp dưới giá trị thật của sản phẩm quá nhiều. Là doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực bất động sản sinh thái, tôi đã phải bỏ ra không ít tiền để giữ cho giá sản phẩm không xuống quá thấp. Điều này không dễ. Suốt một thời gian dài tôi chỉ chi tiền mà chẳng thu về đồng nào. Chiến lược của tôi gọi vui là chiến lược “gấu ngủ đông”.

- Vì sao ông phải giữ giá? Thị trường lên, giá lên; thị trường xuống giá xuống mới là hợp quy luật chứ, thưa ông?

Giá sản phẩm hiện nay cũng chưa phản ánh đúng giá trị của sản phẩm mà thấp hơn rất nhiều. Chúng tôi là doanh nghiệp lớn nhất trong lĩnh vực này, là người đi tiên phong, nói đúng hơn là người “dẫn dắt”, nếu để giá sản phẩm xuống quá thấp so với giá trị thật, nhà đầu tư thứ cấp sẽ thiệt hại, chúng tôi cũng sẽ thiệt hại, giá xuống thấp rồi kéo lên rất lâu, rất khó khăn. Vậy nên giai đoạn kinh tế khó khăn, thị trường trầm lắng, bỏ tiền ra giữ giá là bài toán cho lâu dài. Và tôi cho đó là bài toán đúng.

- Đối phó với khủng hoảng, ngoài việc cứ bỏ tiền ra, ông còn làm gì?

Tôi sắp xếp, cơ cấu lại doanh nghiệp của mình, rà soát để xem mình yếu ở khâu nào để khắc phục. Điều này rất quan trọng. Tôi nhận thấy điểm yếu rất lớn của doanh nghiệp Việt Nam chính là tỷ lệ thất thoát, lãng phí rất lớn. Ví dụ trong 8 tiếng làm việc, chúng ta làm việc đúng nghĩa, đem lại hiệu quả thực sự được mấy tiếng? Rất ít, phần lớn thời gian còn lại bị lãng phí. Rồi lãng phí về nhân sự, đào tạo… Tôi dành thời gian để khắc phục các điểm yếu đó.

- Theo ông khó khăn của doanh nghiệp đầu tư bất động sản là gì? Vốn, chính sách hay hạ tầng cơ sở…?

Yếu tố hàng đầu là nguồn nhân lực. Kinh doanh bất động sản nhiều người chỉ quan tâm đến hiệu quả đầu tư trước mắt, mua được mảnh đất, căn hộ, bán đi thu lời được vài trăm triệu đồng, vậy là hài lòng. Chính vì vậy, trong lĩnh vực bất động sản hiện nay, nguồn nhân lực rất yếu, yếu hơn nhiều lĩnh vực khác. Tôi nhìn thấy điểm yếu này từ rất sớm và chịu khó đầu tư, thu hút, tuyển lựa. Tôi tự tuyển, không cần có bằng cấp cao mà chỉ đòi hỏi có tâm huyết, có cùng quan điểm phát triển, nắm bắt được vấn đề nhanh, sau đó chúng tôi tự đào tạo bằng các khóa giảng dạy, bằng kiến thức kinh nghiệm truyền cho nhau… Giờ tôi có trong tay đội ngũ kỹ sư, kiến trúc sư, nhân viên… khá đồng đều. Đây là một trong những thế mạnh của tôi.

Thị trường cung đang không đủ cầu

- Tại sao ông lại chọn các dự án nhà vườn sinh thái để đầu tư?

Ý tưởng đầu tư làm nhà vườn xuất phát rất đơn giản. Trong một lần đến chơi nhà một người bạn ở Hòa Bình, người bạn đưa tay chỉ một vòng khu trang trại rất đẹp của mình nhờ tôi xem có ai mua thì bán hộ. Tìm hiểu tôi mới thấy rất nhiều người có nhu cầu tìm đến một nơi thiên nhiên đẹp, thanh bình để nghỉ ngơi. Một lần khác, qua trò chuyện với một lãnh đạo của tỉnh Hà Tây (khi đó Hà Tây và Hà Nội chưa sáp nhập) tôi được biết hướng đầu tư, mở rộng Hà Nội sẽ phát triển về phía Tây với trục đường chính là Láng - Hòa Lạc. Như vậy là ý tưởng đầu tư của tôi có cơ sở phát triển. Năm 2000, tôi bắt tay vào tìm những khu đất đẹp, có địa hình tốt như có hồ, sông suối, đồi núi tự nhiên. Từ những quỹ đất đơn lẻ ở khu vực Lương Sơn - Hòa Bình, chúng tôi dần phát triển mô hình nhà vườn sinh thái tại các vùng trung du, bán sơn địa giáp Hà Nội và mở ra một thị trường hoàn toàn mới, thị trường bất động sản sinh thái.

Sau một vài năm, giờ thì thấy ý tưởng đầu tư của tôi hoàn toàn đúng hướng. Xu thế tìm nơi thanh bình, yên tĩnh nghỉ ngơi đang ngày một phát triển. Không chỉ trên thế giới, mà tại Việt Nam, nhất là ở Hà Nội.

- Nhưng các dự án này ở xa thành phố, giao thông luôn tắc nghẽn, thời gian đi lại mất quá nhiều?

Tôi tự tin các dự án đúng tiêu chuẩn của mình đáp ứng đúng nhu cầu bức thiết hiện nay: nhu cầu có một căn nhà thứ 2 để nghỉ ngơi, để thư giãn. Khi đầu tư phải tính cho vài năm tới, khi trục đường Láng - Hòa Lạc xong, thời gian đi từ trung tâm thành phố đến các quần thể nhà vườn này chỉ trên dưới 1 tiếng. Thậm chí ngay cả bây giờ, khi đường chưa xong, các dự án này đã được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm, tìm đến. Đây là thời điểm đầu tư phù hợp nhất. Cung hiện đang không đủ cầu.

- Các dự án này cần vốn đầu tư rất lớn, giải pháp của ông là gì?

Những lần thất bại trước đã dạy tôi khả năng của mình đến đâu, mình nên làm đến mức độ nào.

Tôi lựa chọn khu đất có khung cảnh thiên nhiên đẹp, có núi, có hồ, có sông suối tự nhiên… quy hoạch, và kêu gọi các nhà đầu tư thứ phát. Quan điểm của tôi là chia sẻ lợi ích với nhà đầu tư. Thay vì đầu tư từ gốc đến ngọn thu lãi cao, tôi đầu tư ban đầu, sau đó chia sẻ lợi ích với các nhà đầu tư thứ phát, cùng họ xây dựng, hoàn thành dự án theo ý tưởng chung. Lợi nhuận của tôi có thể giảm, nhưng phát triển bền vững. Khi dự án hoàn tất, tôi giúp các nhà đầu tư vận hành và sử dụng sao cho có hiệu quả nhất.

Phong trào đầu tư nhà nghỉ sinh thái không phải bây giờ mới phát triển. Tuy nhiên không phải khu vực nào, dự án nào cũng thành công… Ý tưởng tậu cho mình một căn nhà thứ 2 thoát khỏi thành phố chật chội đông đúc cũng đã từng được nhiều người nghĩ tới khi tìm mua những trang trại rộng lớn, song rất nhiều trang trại đó đang bỏ không vì ông bà chủ không có thời gian về nghỉ ngơi!

Tâm lý người miền Nam là thích được phục vụ, được hưởng những dịch vụ chăm sóc chu đáo, tiêu chuẩn… vì thế các khu du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng phát triển rất nhiều ở các tỉnh phía Nam và rất đông khách. Còn người miền Bắc thường có tâm lý thích làm “địa chủ”, thích được sở hữu, được khẳng định cái tôi. Tôi đi xe gì, tôi ở nhà gì, tôi có gì… Vì vậy nhiều người thích gần gũi với thiên nhiên, muốn có chốn nghỉ ngơi thư giãn đạt tiêu chuẩn đẳng cấp cao nhưng thuộc sở hữu của mình. Những trang trại rộng lớn nay bỏ không là vì chỉ có trơ trọi một mình ở đó, không có những người xung quanh có chung sở thích với mình, dịch vụ, tiện nghi không đảm bảo. Mỗi lần về nhà, riêng dọn dẹp đã mất cả buổi, lại chẳng biết chơi với ai, chơi gì.

Còn căn biệt thự chúng tôi cung cấp nằm trong một quần thể sinh thái hài hòa với các dịch vụ tiêu chuẩn cao, có các dịch vụ vui chơi giải trí, chăm sóc nhà cửa… đầy đủ. Khi không có nhu cầu sử dụng, chúng tôi giúp các chủ đầu tư cho khách hàng khác có nhu cầu nghỉ dưỡng thuê lại.

Tôi từng đổ vỡ 3 lần

- Thú thật, trước khi đến gặp ông, tôi không có nhiều thông tin về ông. Nhìn vào chiếc xe có giá trị vài tỷ đồng ông đang đi, vào những dự án ông có trong tay… ắt hẳn ông là người giàu, là người thành đạt. Nhưng dường như ông có vẻ không “nổi” trên thương trường?

Tôi sinh ra trong một gia đình nghèo, ít có điều kiện học hành. Nhà tôi có nghề truyền thống làm len. Tôi thừa hưởng của gia đình nghề truyền thống đó. Và tôi đã làm ăn rất phát triển, có một giai đoạn tôi là nhà sản xuất đứng đầu, luôn đưa ra thị trường những mẫu mới nhất, tiêu thụ số lượng lớn nhất.

Người miền Bắc thường có tâm lý thích làm “địa chủ”, thích được sở hữu, được khẳng định cái tôi. Nhiều người thích gần gũi với thiên nhiên, muốn có chốn nghỉ ngơi thư giãn đạt tiêu chuẩn đẳng cấp cao nhưng thuộc sở hữu của mình.

- Sao ông bỏ nghề làm len ?

Đơn giản là tôi thất bại, đổ vỡ. Tiêu thụ trong nước tôi làm tốt, rất phát triển. Chuyển sang xuất khẩu, phát triển quá tầm kiểm soát, tôi thua. Tôi còn làm nhiều thứ khác nữa: gỗ, nem… cũng rất phát triển, nhưng rồi cũng lại đổ vỡ.

- Vì sao vậy?

Có hai tình huống dễ đưa doanh nghiệp đến chỗ đổ vỡ. Một là gặp nhiều khó khăn, không có giải pháp đúng để vượt qua, nên không vượt qua được. Hai là thành công thắng lợi liên tiếp dẫn đến đầu tư, phát triển mất kiểm soát. Tôi là dạng thứ hai. Khi thành công tôi mở rộng, mà không tính đến khả năng quản lý của mình và thất bại rất nhanh. Tôi đã từng ròng rã “cày” 4 năm liền chỉ để trả nợ. Tính ra tôi phải có đến 3 lần đổ vỡ nặng nề, trắng tay.

- Ông sản xuất, kinh doanh, đầu tư nhiều lĩnh vực, vậy chính xác ngành nghề chuyên môn của ông là gì?

Tốt nghiệp lớp 10 là tôi theo nghề gia đình. Tôi có 2 cách học. Một là học trong sách vở. Tôi có năng khiếu đọc và ngấm những cái mình đã đọc rất tốt. Chị có biết không, mọi kiến thức, mọi giải pháp kinh tế đều nằm trong nhà sách. Khi khó khăn, cần tìm giải pháp, đọc sách sẽ thấy giải pháp trong đó. Tôi đọc rất nhiều. Cách học thứ 2 là từ những kinh nghiệm thất bại của mình. Tôi thất bại không ít nên kiến thức thu được từ đó cũng khá lớn.

- Ông tuổi Giáp Thìn (1964), trải qua nhiều lần thất bại, vậy liệu giờ ông đã thành công chưa, trong lĩnh vực bất động sản hiện nay chẳng hạn?

Tôi đã thành công. Kinh nghiệm những lần thất bại trước đã dạy tôi và tôi đã biết khả năng của mình đến đâu, mình nên làm đến mức độ nào.

- Ông cho rằng ưu điểm của ông là gì?

Đam mê, ham học hỏi, sáng tạo, luôn tìm và hướng tới mục tiêu cao hơn, tinh thần hợp tác tốt.

- Xin cảm ơn và chúc ông thành công!

(Theo Nguyễn Hà // Báo Doanh nhân)

  • Toshiba chưa quyết định ngưng sản xuất tivi LCD tại Việt Nam
  • Áp dụng LSS: DN phải có quyết tâm cao
  • IDJ Financial: Chặng đường mới, tầm nhìn mới!
  • Đề xuất kéo dài đầu số di động: Đẩy “khó” cho khách hàng ?
  • Thị trường di động Việt Nam: Thời của nghịch lý?
  • Hữu Nghị: yếu tố của thành công
  • Jestar chọn Singapore làm bàn đạp tại châu Á
  • Sẽ trình Chính phủ phương án tăng giá điện thấp
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao