Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Thiệt hại gần 40 tỷ đồng/năm do tai nạn lao động

Tai nạn lao động trong lĩnh vực xây dựng chiếm hơn 50% tổng số vụ tai nạn. - tinkinhte.com
Tai nạn lao động trong lĩnh vực xây dựng chiếm hơn 50% tổng số vụ tai nạn.

So với năm 2008, năm 2009 số vụ tai nạn lao động tăng 7,09%, tổng số nạn nhân tăng 6,18%. Năm 2008 xảy ra 508 vụ tai nạn lao động làm 573 người chết thì năm 2009 số vụ chết người giảm 1 vụ và số người chết giảm 23 người.

Trong năm 2009, đã có 6.250 vụ tai nạn lao động khiến 550 người chết, 1.221 người bị thương nặng, thiệt hại về vật chất hơn 39,3 tỷ đồng.

Thông tin này được ngành lao động đưa ra tại cuộc họp báo ngày 3/3/2010 công bố Tuần lễ quốc gia về an toàn lao động và phòng cháy nổ 2010.

Điều đáng nói là những vụ tai nạn lao động điển hình vẫn rơi vào những lĩnh vực quen thuộc như xây dựng chiếm hơn 51,11% tổng số vụ, khai thác than và khoáng  sản 15,53%; cơ khí chế tạo 5,93%; sản xuất vật liệu chiếm 2,96%; giao thông vận tải 2,96%; sản xuất hàng tiêu dùng công nghiệp nhẹ 2,96%; luyện kim và xây lắp điện 2,22%... Nguyên nhân gây tai nạn chết người nhiều nhất là ngã từ trên cao (chiếm 32%), điện giật ( 31%).

Đối với bệnh nghề nghiệp, theo Bộ Y tế, tính đến hết năm 2009, cả nước có 26.709 người mắc bệnh nghề nghiệp, chủ yếu mắc các bệnh: bụi phổi - silic (75,1%), bệnh điếc do tiếng ồn (15, 4%)...

Theo Cục Cảnh sát phòng cháy chữa cháy, trong năm 2009, cả nước xảy ra 1.948 vụ cháy và 18 vụ nổ làm chết 78 người, bị thương 187 người, thiệt hại tài sản ước tính 500 tỷ đồng và 1.373 ha rừng.

Thứ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Bùi Hồng Lĩnh cho biết, lỗi chủ yếu thuộc về người sử dụng lao động và thiết bị không đảm bảo an toàn. Tới hơn 75% tổng số vụ tai nạn chết người là do người sử dụng lao động vi phạm các quy định về an toàn. Tuy nhiên, số liệu trên chưa phản ánh đầy đủ tình hình Tai nạn lao động.

Thống kê sơ bộ của Bộ Y tế, số người chết do tai nạn lao động cấp cứu tại bệnh viện trong những năm gần đây cao hơn nhiều so với số thống kê từ các địa phương, bộ, ngành. Theo thống kê từ bệnh viện, mỗi năm có 1.655 người chết khi cấp cứu tại bệnh viện, còn theo số liệu từ các sở lao động - thương binh và xã hội, con số này từ năm 2006 - 2008 là 576.

Bộ Lao động - Thương binh và xã hội thừa nhận, công tác điều tra các vụ tai nạn lao động hiện còn rất chậm. Năm 2009 cả nước đã xảy ra 507 vụ nghiêm trọng gây chết người nhưng tới hết tháng 2 vừa qua Bộ mới nhận được 135 biên bản điều tra. Nhiều địa phương xảy ra nhiều tai nạn lao động gây chết người nhưng chậm điều tra như Tp.HCM mới thực hiện được 69/102 vụ, Quảng Ninh 15/27 vụ, Đồng Nai 3/30 vụ, Bình Dương 0/23 vụ, Hải Phòng 0/14 vụ, Hải Dương 0/13 vụ, Hà Nam 0/15 vụ, Sơn La 0/11 vụ.

Trong tổng số 507 vụ này hiện mới có 2 vụ được chuyển hồ sơ sang viện kiểm sát đề nghị truy cứu trách nhiệm hình sự và khởi tố các cá nhân có liên quan. Theo ông Nguyễn Văn Tiến, Chánh thanh tra lao động Bộ Lao động - Thương binh và xã hội, việc chậm trễ điều tra tai nạn lao động gây khó cho việc phán quyết nguyên nhân các vụ tai nạn chết người, vì vậy sẽ khó để phán quyết trách nhiệm của các bên liên quan.

Ông Tiến cho biết: “Theo quy định, cứ tai nạn lao động chết người là bị điều tra xử lý và khởi tố nếu thấy có dấu hiệu hình sự. Tuy nhiên việc chậm điều tra sẽ gây khó cho các cơ quan chức năng quyết định vụ tai nạn đó có dấu hiệu hình sự hay không”. Trong thực tế, rất nhiều vụ tai nạn lao động nghiêm trọng do sự tắc trách của chủ sử dụng lao động.

Theo tổng kết, có tới gần 27% số vụ tai nạn xảy ra do thiết bị không đảm bảo an toàn; 3% không có thiết bị an toàn, 12% do chủ không huấn luyện an toàn, hơn 5% do không có phương tiện bảo hộ cá nhân cho người lao động. Tuy nhiên, hiện tại hầu hết những vụ tai nạn lao động nghiêm trọng này mới chỉ bị xử lý hành chính với mức tối đa là 30 triệu đồng.

Trước tình hình này, trong thông báo mới đây, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị  những vụ tai nạn lao động điều tra kéo dài cần gửi báo cáo nhanh về Bộ. Đồng thời, thanh tra lao động các địa phương cũng sẽ kiên quyết xử phạt các doanh nghiệp không báo cáo định kỳ về tai nạn lao động.

(Theo Lý Hà // Vneconomy)

  • Doanh nghiệp muốn tuyển lao động ngoài nước
  • Công ty cổ phần nông nghiệp - Con đường thay đổi đời sống nông thôn
  • Apple gián tiếp “tấn công” Google
  • Google mở chợ ứng dụng trực tuyến
  • Viettel không tham dự bình chọn mạng di động của năm
  • Tư thương thời đổi mới
  • Đến lượt GM triệu hồi xe
  • Chủ tịch Toyota xin lỗi khách hàng Trung Quốc
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao