Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

“Thoái vốn không cẩn thận sẽ bị mất vốn”

picture
Theo ông Phùng Đình Thực, quá trình thoái vốn đầu tư của Petro Vietnam phải tuân thủ 4 nguyên tắc.

Lãnh đạo Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) cho rằng, việc thoái vốn đầu tư tại một số đơn vị cần phải được thực hiện đúng nguyên tắc, cẩn trọng, tránh tình trạng mất vốn nhà nước.

Trả lời câu hỏi của báo giới chiều 8/10 về tiến độ tái cơ cấu Petro Vietnam và các đơn vị trực thuộc, Chủ tịch Hội đồng Thành viên Petro Vietnam Phùng Đình Thực cho hay, đề án tái cấu trúc mà Petro Vietnam trình về cơ bản đã được Thủ tướng chấp thuận với 5 lĩnh vực chính, trong đó có lĩnh vực dịch vụ dầu khí.

Tuy nhiên, quá trình tái cơ cấu này phải tùy thuộc vào tình hình của từng đơn vị để từ đó có từng phương án cụ thể, trên cơ sở tuân thủ 4 nguyên tắc chung: đúng luật, phải căn cứ vào tình hình thị trường, bảo toàn được vốn cao nhất và phải mạnh dạn đề xuất phương án cuối cùng là bán, xóa sổ hay bán lại… nếu công ty đó có kết quả xấu, không phải là ngành nghề chính và thua lỗ kéo dài.

Theo ông Thực, chẳng hạn như lĩnh vực xây lắp trên biển và xây lắp trên bờ hiện nay của Petro Vietnam đang được Tập đoàn giao cho Tổng công ty Xây lắp Dầu khí (PVC). Trong đề án tái cấu trúc của đơn vị này, PVC sẽ đảm nhận tất cả các vấn đề xây lắp trên bờ, bao gồm rất nhiều công việc, từ đường ống, bể chứa, nhà máy lọc dầu, kho cảng…

Do đó, trong đề án tái cơ cấu, những lĩnh nào không liên quan đến xây lắp trên bờ, đặc biệt là bất động sản thì Tập đoàn yêu cầu phải thoái vốn, nhưng việc thoái vốn phải có lộ trình.

“Vừa rồi chúng tôi đưa ra một nguyên tắc cơ bản trong quá trình thoái vốn nói trên bắt buộc phải áp dụng, bởi nếu thoái vốn không cẩn thận thì vốn nhà nước sẽ bị mất”, ông Thực nói.

Về cơ cấu tổ chức và tái cơ cấu công ty con, lãnh đạo Petro Vietnam cho biết, hiện Tập đoàn có 29 đơn vị là công ty con trực thuộc, nhưng sau khi tái cơ cấu sẽ chỉ còn 24 đơn vị. Các công ty con cấp 2, cấp 3 và công ty liên doanh với công ty con hiện có 206 đơn vị. Sau khi tái cơ cấu sẽ còn 126 đơn vị. Petro Vietnam kiên quyết không duy trì công ty cấp 4 và công ty liên doanh với công ty cấp 2, cấp 3.

Đặc biệt, Tập đoàn cũng yêu cầu tất cả các công ty mẹ, công ty cấp 2, 3  phải đảm nhận được lĩnh vực chính của ngành, tránh tình trạng lạm dụng đầu tư tài chính.

Liên quan đến đề xuất xóa bỏ mô hình hội đồng thành viên tại các tổng công ty con, ông Thực cho hay, hiện Petro Vietnam có một số công ty có 100% vốn của tập đoàn như Tổng công ty Thăm dò và Khai thác dầu khí (PVEP), Nhà máy Lọc Dầu Dung Quất, Tổng công ty Điện lực Dầu khí (PV Power), Nhà máy đóng tàu Dung Quất và Tổng công ty Dầu (PV Oil).

Theo ông Thực, kể cả quy mô và vốn điều lệ thì các tổng công ty trên đều lớn hơn các tập đoàn, tổng công ty của các ngành nghề khác. Chẳng hạn, vốn điều lệ của PVEP hiện nay là 45 nghìn tỷ đồng, Nhà máy Lọc dầu Dung Quất có vốn điều lệ 35 nghìn tỷ đồng, PV Power có vốn điều lệ là 12 nghìn tỷ, PV Oil có vốn 7,8 nghìn tỷ. Đây là những siêu tổng công ty của Petro Vietnam.

Cho nên, theo ông Thực, sau khi tái cơ cấu, nếu vẫn duy trì chức danh chủ tịch và hội đồng thành viên thì quyền lực sẽ vào tay một vài người, như vậy rủi ro sẽ rất lớn.

Hơn nữa, trước đây, khi thành lập các hội đồng thành viên cho các tổng công ty này thì Tập đoàn đã phân cấp rất mạnh cho các tổng công ty này vì có cả bộ máy. Còn bây giờ nếu tái cơ cấu, rút gọn bộ máy mà vẫn phân cấp như vậy thì chỉ thêm quan liêu, trì trệ.

“Nếu một công ty mà chủ tịch kiêm tổng giám đốc thì sẽ xảy ra chuyện bên trái báo cáo bên phải, bên phải báo cáo bên trái”, ông Thực nhìn nhận.

Liên quan đến một số câu hỏi về số tiền lãi dầu khí để lại hàng năm, tổng vốn đầu tư ra nước ngoài ... lãnh đạo Petro Vietnam cho hay, số tiền lãi dầu khí để lại cho nước chủ nhà hằng năm là khoảng 9 nghìn tỷ đồng/năm.

Còn vấn đề đầu tư ra nước ngoài, hiện Petro Vietnam đang đầu tư với 3 lĩnh vực chính: thăm dò, khai thác dầu khí; khai thác khoáng sản rắn và kinh doanh xăng dầu.

Về kết quả, tính đến hết tháng 9/2012, tổng mức đầu tư đăng ký của Petro Vietnam ra nước ngoài là 5,283 tỷ USD, trong đó vốn đã chuyển ra nước ngoài là 1,814 tỷ USD. Trữ lượng dầu khí thu hồi được ở nước ngoài là 190,25 triệu tấn dầu quy đổi; trữ lượng Ba rít là 90 nghìn tấn. Sản lượng khai thác cộng dồn đến tháng 9/2012 là 2,2 triệu tấn. Doanh thu dầu khí là 1,032 tỷ USD, doanh thu xăng dầu là 1,577 tỷ USD.

Tổng doanh thu ở nước ngoài tính đến tháng 9/2012 là 2,610 tỷ USD và lợi nhuận đã chuyển về nước là 282,46 triệu USD. Trong đó có một dự án khai thác dầu có lợi nhuận dự kiến năm 2012 khoảng 140 triệu USD nhưng được Thủ tướng cho phép dùng để tái đầu tư, không chuyển về nước.

(Theo Vneconomy)

 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao