Tin kinh tế, tài chính, đầu tư, chứng khoán,tiêu dùng

Tìm lối ra trong 6 tháng cuối năm

Chọn mua thực phẩm đóng họp tại một siêu thị ở TPHCM. Ảnh: Minh Khuê.

Nguyên liệu đầu vào tăng cao, doanh nghiệp không vay được vốn ngân hàng, tình hình sản xuất kinh doanh tiếp tục ngưng trệ... khiến nhiều doanh nghiệp đang phải chuyển hướng kinh doanh, tìm cho mình một lối ra trong những tháng còn lại của năm 2011.

Ưu đãi nhiều hơn cho khách hàng

Những doanh nghiệp trong ngành thực phẩm, bánh kẹo đã bắt đầu thực hiện kế hoạch sản xuất mùa Trung thu và Tết Âm lịch. Nhiều doanh nghiệp đang kỳ vọng việc kinh doanh trong sáu tháng cuối năm sẽ bù đắp được những “mất mát” trong những tháng đầu năm.

Theo ông Phan Văn Thiện, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Bibica, kinh doanh trong sáu tháng cuối năm thật sự là một thách thức lớn cho các doanh nghiệp trong bối cảnh khó khăn như hiện nay. Đối với ngành thực phẩm, sáu tháng cuối năm là thời điểm nhiều doanh nghiệp chạy đua với thời gian để chuẩn bị hàng cho mùa Trung thu và mùa Tết. “Chúng tôi đang nỗ lực hết mình để níu lại sức mua của thị trường, khi người tiêu dùng đang ngày càng thắt lưng buộc bụng”, ông Thiện nói.

Mùa Trung thu và mùa Tết là hai mùa kinh doanh chính trong năm của doanh nghiệp bánh kẹo. Năm nay, Bibica sẽ đưa ra thị trường 500 tấn bánh kẹo các loại, tăng khoảng 15% so với năm ngoái. Ở thời điểm này, công ty đã hoàn tất việc chào hàng cho những khách hàng lớn. “Sức mua của người tiêu dùng giảm, chúng tôi buộc phải tập trung vào những khách hàng lớn, dành cho họ nhiều ưu đãi hơn”, ông Thiện nói.

Nguyên liệu đầu vào tăng cao, từ đường, bột, đậu, trứng muối tăng trung bình 10-50% đang tạo áp lực lớn cho các doanh nghiệp trong ngành, khi chi phí sản xuất đã tăng 30% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, do thực tế thị trường, doanh nghiệp buộc phải đưa ra sản phẩm với giá cạnh tranh. Sau khi hạch toán chi phí và tiết giảm nhiều khâu trong sản xuất, giá các sản phẩm của công ty buộc phải tăng 15% so với năm ngoái. Dù vậy, những sản phẩm của Bibica bán ra thị trường vẫn thấp hơn 10% so với các sản phẩm bánh trung thu của thương hiệu khác trên thị trường. Ông Thiện cho rằng, việc giảm giá 10% trong bối cảnh này là một nỗ lực lớn của doanh nghiệp nhằm giảm áp lực về giá cho người tiêu dùng.

Thị phần bánh trung thu năm nay có thể không tăng do sức mua giảm. Tuy nhiên, đối với những doanh nghiệp đã tạo được thương hiệu trên thị trường, đây là cơ hội để nâng cao chất lượng sản phẩm, cạnh tranh với những cơ sở sản xuất bánh trung thu nhỏ lẻ.

Giám đốc một doanh nghiệp kinh doanh hàng thực phẩm ở TPHCM cho biết công ty của ông đã khởi động chiến dịch làm hàng Tết bằng cách ưu tiên giảm giá 10-20% cho những đơn đặt hàng vào thời điểm hiện tại. Sau khi gửi đi những lời chào hàng này, công ty đã nhận được nhiều phản hồi tích cực của những khách hàng thân quen. “Với cách làm trên, chúng tôi đã huy động được một lượng vốn cần thiết để chuẩn bị cho việc sản xuất kinh doanh trong những tháng cuối năm”, ông nói.

Chuyển hướng...

Trong khi nhiều doanh nghiệp phải dựa vào những khách hàng lớn, khách hàng thân quen để hoạt động trong những tháng cuối năm thì một số doanh nghiệp khác lại tích cực tìm kiếm thị trường mới, kiên trì đeo bám những thị trường mới “khai phá” để vượt qua khó khăn khi tình hình kinh doanh trong nước vẫn ảm đạm.

Dù doanh số bán trong sáu tháng đầu năm nay của công ty mới chỉ đạt 60% so với năm 2010, nhưng theo ông Nguyễn Văn Bôn, Giám đốc Doanh nghiệp tư nhân quạt Bifan, “đây là một nỗ lực lớn của Bifan”. Quan trọng hơn, doanh nghiệp vẫn duy trì được công ăn việc làm cho công nhân. “Sức mua ở thị trường nội địa đã giảm mạnh từ đầu năm đến nay. Chúng tôi tồn tại được là nhờ vào thị trường Campuchia”, ông Bôn cho biết.

Ngay những tháng đầu năm, Bifan đã đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Campuchia. Tuy nhiên, đưa được sản phẩm sang thị trường này không hề dễ dàng với doanh nghiệp Việt Nam. Ngoài mức thuế cao, thủ tục kinh doanh ở Campuchia còn nhiêu khê... “Bifan còn chịu áp lực cạnh tranh của những sản phẩm quạt của Thái Lan, Trung Quốc ở thị trường này”, ông Bôn nói.

Những năm trước, có thời điểm sản phẩm của Bifan sản xuất không đủ bán ở thị trường nội địa, có người khuyên ông Bôn nên hạn chế số lượng hàng xuất sang Campuchia, vì lợi nhuận ít. Nhưng Bifan vẫn kiên trì bám rễ ở thị trường này, nói như ông Bôn, “tôi đã quyết định phải bám trụ ở thị trường Campuchia. Mình đã khai phá được một thị trường, không vì một khoản lợi nhuận mà có thể dễ dàng bỏ”.

Đích thân ông phải đi khảo sát thị trường. Sau nhiều lần gặp gỡ các nhà phân phối lớn ở Campuchia, thương thảo mức chiết khấu, cuối cùng, những nhà phân phối hàng đầu của Campuchia đã chấp nhận phân phối sản phẩm của Bifan. Hiện nay, mỗi tháng công ty xuất sang thị trường này hơn 3.000 cây quạt. Thị phần của công ty cũng không ngừng tăng, với mức tăng trung bình hơn 10%/năm. Ông Bôn cho rằng “hiện thị trường Campuchia góp phần không nhỏ trong việc tạo ra doanh thu cho công ty trong bối cảnh sức mua của thị trường nội địa giảm sút mạnh từ đầu năm đến nay”.

Không kỳ vọng nhiều vào thị trường nội địa, Công ty Vinamit cũng bắt đầu đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm. Theo ông Nguyễn Lâm Viên, Tổng giám đốc công ty, doanh số bán các mặt hàng trái cây sấy khô của Vinamit ở thị trường nội địa trong sáu tháng đầu năm nay đã giảm gần 30% so với cùng kỳ. Hiện thị trường xuất khẩu chiếm 60% sản lượng của Vinamit. “Ở thị trường xuất khẩu, sản phẩm của công ty bán ra cao gấp 4 lần so với thị trường nội địa. Nếu không chuyển hướng, tôi tin rằng không có doanh nghiệp sản xuất nào có thể đạt được mức lợi nhuận tối thiểu trong năm nay, với mức lãi suất như hiện tại”, ông Viên nói.

(Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn)

  • Giới doanh nhân Công giáo: Tạo giá trị bằng sự phục vụ
  • Thời của quy mô và công nghệ
  • Sự kiện doanh nghiệp 24h qua
  • Nước sắp tới chân, doanh nghiệp lại... “ngán” nhảy?
  • Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam “đợi và xem” vì lạm phát
  • “Phiêu” như mua hàng từ Trung Quốc
  • "Lộ diện" CEO Bệnh viện đa khoa quốc tế VINMEC
  • Khoảng 50% doanh nghiệp nộp thuế điện tử vào 2015
 tinkinhte.com
 tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
 tin kinh te - tinkinhte.com
Thanh Dũng Furniture - Nội thất Thanh Dũng

  • Bầu Đức chọn Israel, Bộ Công Thương chọn Trung Quốc
  • Thay 3 giám đốc, làm ăn thua lỗ vì 2 con sư tử đá?
  • Thăng trầm: Con đường ‘bốc hơi’ ngàn tỷ của ông chủ Tôn Hoa Sen
  • Nghề thiết kế cũng cần luật lệ
  • Trò chuyện với doanh nhân: Không buông tay lúc thị trường mỏi mệt
  • Ông Phạm Nhật Vượng: Tôi chỉ tập trung vào việc của mình thôi
  • Quyết đoán nhưng không độc đoán
  • Những đại gia Việt 'siêu' kiếm tiền trong bão kinh tế
  • Túi khôn của doanh nghiệp
  • Đại gia hút thuốc lào, cưỡi Rolls-Royce: Làm khách sạn cho vui!
  • Ông Thân Đức Nam, từ “thầu phụ” đến 37 Hùng Vương
  • Sống sao để lưng đứng thẳng, đầu ngẩng cao